Họ không phải ăn xin, họ là những nghệ nhân đường phố. Họ biểu diễn sự đau thương, tàn tật, ai xem thấy cảm động thì thưởng tiền thôi!
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Giờ đây, chuyện đóng giả ăn xin nhằm trục lợi từ lòng trắc ẩn của con người không còn là điều mới mẻ ở các thành phố lớn. Thậm chí, nó đã trở thành “nghề nghiệp” hốt tiền. Như ở Dubai, ăn xin nhiều như mây, thu nhập gần 60 triệu/ngày.
Dù tinh ý đến đâu, chắc hẳn bạn cũng đã bị lừa đôi ba lần bởi những “diễn viên chuyên nghiệp” này. Những hình ảnh dưới đây sẽ hé lộ phần nào cuộc sống cũng như mánh khóe của ăn xin “giả” tại các thành phố lớn ở Trung Quốc.
Ngày 24/11/2013, một gã đàn ông giả làm ăn xin tàn tật đã bị cảnh sát thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc áp giải về đồn
Đóng giả người tàn tật là thủ đoạn thường dùng của những kẻ giả ăn xin. Hôm 7/2/2013, sau khi ngồi xin tiền một mình giữa trời gió tuyết lạnh lẽo, ông lão “tàn tật” không thể chịu nổi đã phải đứng dậy đi về. Hình ảnh được ghi lại ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
Ngày 13/1/2016, một người ăn xin bò từng bước chậm chạp trên đường khiến bất kỳ ai nhìn cũng phải xót xa. Tuy nhiên, thực chất người đàn ông này không hề tàn tật, khi bị phát hiện vẫn lành lặn, ông ta đã đứng dậy bỏ đi
Hay tại Chu Châu, một người phụ nữ vốn tự nhận “tàn tật” nhưng khi nghe nói sẽ được đưa đến bệnh liền bật dậy và đi mất. Ảnh chụp ngày 27/1/2010
Người đàn ông này đóng giả ăn xin tàn tật bằng cách mặc quần ống rộng, che lấp đôi chân. Tuy nhiên, gã bị một bà lão phát hiện mánh khóe và mắng té tát. Vụ việc diễn ra ở Tây An ngày 24/11/2013
Bên cạnh đóng giả người tàn tật, một số khác lựa chọn giả mang thai, vừa không tốn sức lại dễ được đồng cảm. Hôm 8/5/2005, một người phụ nữ ở Quảng Tây đã bị bắt vì hành vi lừa đảo của mình
Một chiêu trò khác cũng được “ưa chuộng” là giả bệnh nan y, dùng máu heo bôi lên người giả bị thương
Ông lão này chuyên nghiệp đến mức còn giả “thổ huyết” như trong phim
Trẻ em là đối tượng hay bị các băng nhóm lừa đảo lợi dụng. Năm 2011, cảnh sát phát hiện một người đàn ông đi cùng bé trai 9 tuổi giả ăn xin lừa tiền người qua đường
Hay hai bé gái này, một quỳ một nằm trên đường, phía trước mặt viết “cha chết mẹ bệnh nặng” để ăn xin. Khi thấy có người chụp ảnh, cả hai vội đứng dậy che mặt bỏ đi
Hai thiếu nữ khác lừa đảo bằng cách tự nhận cha qua đời vì tai nạn giao thông, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo
Một băng nhóm lừa đảo bằng cách tự “nguyền rủa” con mình bệnh nặng, cần tiền phẫu thuật, hy vọng được người tốt hỗ trợ
Một “diễn viên” vô cùng chuyên nghiệp với quần áo rách rưới, mặt bôi đen, lưng đeo tượng phật, thắp nến đỏ và cắm 2 cây hương lớn
Một màn “phụ tử tình thâm” ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm năm 2014 đã khiến không ít người bị lừa. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là chiêu trò lừa đảo
So với những người ăn xin thật sự, ăn xin giả kiếm được nhiều tiền hơn. Thậm chí, họ còn đúc kết được không ít kinh nghiệm như: nếu không được cho tiền chỉ cho đồ ăn cũng không được cự tuyệt; càng già càng lôi thôi, càng chiếm được thương cảm; nếu là trung niên nên có trẻ nhỏ đi kèm…
Hình ảnh đối lập giữa lúc hành nghề ăn xin và khi hết ca diễn
“Họ không phải ăn xin, họ là những nghệ nhân đường phố. Họ biểu diễn sự đau thương, tàn tật, ai xem thấy cảm động thì thưởng tiền thôi!”, một nhà văn Đài Loan nhận xét về những người ăn xin giả