Nếu đã thử mọi phương pháp mà vẫn không trị khỏi chứng hôi miệng thì rất có thể bạn đang sở hữu “tạo vật” kinh dị sau đây. Cùng xem thử chúng là gì nhé.
Hôi miệng do nhiều nguyên nhân như do thực phẩm, vệ sinh răng miệng kém…Song, nó cũng có thể do một lý do khác mà rất ít người trong chúng ta biết, đó chính là sỏi amidan.
Sỏi amiđan, trong thuật ngữ y học còn gọi dưới nhiều tên khác nữa như Tonsillolith hoặc tonsillar calculus….Loại sỏi này nằm bên trong cổ họng, dù không gây đau đớn về thể xác nhưng nó được xem là nỗi ám ảnh với nhiều người.
Trên thực tế, sỏi amidan chính là chất bã đậu được can xi hóa bởi sự thâm nhập của một số muối vô cơ, chúng hình thành những khối nhỏ màu trắng vàng xuất hiện xung quanh 2 túi amidan trong vòm họng hay hốc amiđan khẩu cái.
Những viên sỏi này có chứa một lượng lớn sulfamid. Khi bị nghiền ép, chúng có thể tạo ra mùi trứng thối đặc trưng làm cho hơi thở có mùi hôi. Chính vì vậy, khi miệng hôi không rõ lý do thì rất có thể bạn đang sở hữu chúng rồi đấy.
Thông thường, sỏi amidan thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính. Amidan là hàng rào các tế bào lympho dùng để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Do đó, khi đối mặt với lượng vi sinh vật vượt quá khả năng xử lý, amidan sẽ bị viêm và sưng đỏ. Ngoài ra, sỏi amidan là loại thức ăn quá “khoái khẩu” dành cho vi khuẩn và đến khi đạt đủ số lượng, amidan của bạn sẽ bị sưng tấy nghiêm. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại hình thành những túi/hốc chứa vi khuẩn bên trong amiđan.
Trong một số ít trường hợp các hạt sỏi này không gây triệu chứng gì. Đa số gây ra nuốt vướng rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, sau họng.
Những người mắc phải loại “tạo vật” kinh dị này thường bị hôi miệng và thỉnh thoảng khạc ra viên sỏi giống như 1/2 hạt cơm hoặc 1/4 hạt đậu phộng, màu vàng nhạt, rất hôi. Nếu nghiêm trọng cũng gây nên các triệu chứng khó chịu như ốm, sốt cao, buồn nôn, đau họng, ù tai…
Các bác sĩ cho biết một trong những cách nhẹ nhàng nhất để thoát khỏi chuyện này đó là súc miệng nước muối thường xuyên hoặc dùng ngón tay, khều nhẹ để lấy sỏi. Nhưng nếu bệnh đã trở nặng, bạn nên đi khám để điều trị chuyên sâu bởi việc sỏi amidan xuất hiện nhiều là triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính.
Nguồn: Webtretho