Không biết các chị trên diễn đàn này sao chứ bản thân em cực kỳ thích ăn mỳ tôm nhé, vì nó vừa tiện lợi khỏi phải mất công nấu nướng nhất là vào những buổi sáng vô cùng cập rập như thế này.
Sáng nay khi đọc được bài viết này em vội gọi điện thiện cho chồng bảo, anh ơi thế này thì có chết em không cơ chứ. Ngày mai anh sắp xếp công việc chở em đi bệnh viên gấp nha. Ông chồng em khi nghe em nói vậy cũng hốt hoảng không kém, tưởng em bị sao rồi hỏi em chỗ nào không khỏe à, sao không đi ngay mà đợi đến hôm sao.
Em nói không, em rất ổn, nhưng vừa đọc được bài viết về việc nếu ăn 2 bát mì tôm mỗi tuần cơ thể sẽ phải đối mặt nghiêm trọng với những ốm đau bệnh tật kinh khủng, lại còn nguy cơ ung thư cao nữa chứ.
Nghe xong ông chồng em quát, thế thì thời xin viên tụi mình toàn ăn mì tôm đó có sao đâu, nói vậy thì tụi sinh viên chắc bị bệnh hết quá. Nhảm. rồi ổng cúp máy cái rụp làm em có hơi chút bực dọc các chị ạ.
Em còn nhớ, gần đây, một vài trang tin đưa thông tin về một trường hợp nam thanh niên người Đài Loan (Trung Quốc) bị chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối do thường xuyên ăn mì tôm.
Theo thông tin trên QQ, do áp lực thi cử nam thanh niên 18 tuổi thường xuyên phải thức đêm để học hành. Trong suốt thời gian ôn thi, cậu thường dùng mì gói là thức ăn chính mỗi khi đói bụng. Trong một lần tình cờ đi kiểm tra sức khỏe, nam thanh niên được bác sĩ thông báo đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Thông tin này khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho hay: “Khó có thể khẳng định nam thanh niên trên vì ăn quá nhiều mì tôm mà dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Hiện nay, chưa có một tài liệu nào nói ăn nhiều mì tôm dẫn tới ung thư dạ dày. Nhưng chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn, ăn đồ nóng … làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư trên”.
Theo GS Đức, người có tỷ lệ cao mắc bệnh ung thư dạ dày thường có chế độ ăn kém khoa học kèm theo hút thuốc lá. Người có tiền sử viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu…Ung thư dạ dày còn có thể liên quan tới yếu tố gia đình, bố mẹ bị ung thư dạ dày thì con cũng có tỷ lệ mắc rất cao. Khi xuất hiện các triệu chứng thấy chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, sút cân, đại tiện ra phân đen cần phải đi khám sớm.
Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam chỉ ra mối liên quan có thể xảy ra khi ăn nhiều mì tôm với căn bệnh chết người. Đó là những trường hợp ăn mì tôm được chiên trong dầu nhiều lần có thể là tác nhân gây ra ung thư, nhất là ung thư liên quan tới đường tiêu hóa. Tuy nhiên, ăn bao nhiêu mì tôm được cho là nhiều thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu và tài liệu cụ thể.
“Trước đây, mì tôm thường được chiên rán ở nhiệt độ cao và mỡ rán dùng nhiều lần rất nguy hiểm vì dễ sinh ra các chất gây ung thư”, Giáo sư Nguyễn Bá Đức nói.
Còn theo các bác sĩ dinh dưỡng, nếu như ăn quá nhiều mỳ tôm 2 lần/tuần bạn sẽ dễ phải đối mặt với những tác hại sau.
Mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường do béo phì
Với nhiều người, họ thường rất thích ăn mỳ tôm vào sáng sớm hoặc những lúc lót dạ. Thế nhưng bạn không nên ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao.
Chúng dễ dàng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… với các biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết, tăng lão hóa
Trong mỳ tôm có chứa nhiều chất mỡ, vì thế, nó làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm.
Nếu cứ dung nạp chất này quá nhiều trong thời gian dài, chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Đối mặt với bệnh dạ dày, tiêu hóa
Mỳ tôm có chứa rất nhiều dầu và nhiều hương liệu, chất phụ gia. Do đó, ăn mỳ thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Điều này lâu dần có thể gây rối loạn chức năng dạ dày, khiến bạn dễ bị đầy hơi, đau dạ dày…
Nguy cơ ung thư trực tràng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa trong mỳ tôm ăn trong thời gian dài sẽ dễ gây táo bón. Người bị táo bón khiến phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Bệnh tiểu đường, tim mạch
Nếu như không muốn phải đối mặt với các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường, bạn không nên ăn mỳ thường xuyên.
Lý do bởi mỳ tôm có chứa chất béo nhiều. Chưa kể, chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Bị sỏi thận
Mỳ tôm là thực phẩm có chứa rất nhiều muối. Vì thế, ăn nhiều mỳ tôm với lượng muối cao như vậy vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Loại mỳ nào cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Chúng giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến bạn dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Chỉ nên ăn mỳ tôm 1-2 lần/tuần
Từng bàn luận và chia sẻ trên healthplus, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương – Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, người dân chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1 – 2 lần/tuần là tối đa.
Ngoài ra, để hạn chế những tác hại khi ăn mỳ tôm, khi nấu mỳ bạn cần lưu ý nấu mì với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó, nấu gói mì với nước sôi lần thứ hai rồi mới ăn. Cách làm này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (mặc dù những chất bảo quản này hoàn toàn an toàn và được phép sử dụng). Nếu có thể, nên nấu mì cùng với rau xanh, ít thịt để bổ sung thêm dinh dưỡng.
Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo thêm: “Cái gì khi ăn quá nhiều đều không tốt. Vì vậy ăn mì tôm liên tục và quá nhiều có thể sẽ gây hại của sức khỏe”.
MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội