Đã có lời giải thích khoa học cho việc bạn chẳng thiết ăn uống khi thất tình, đau khổ

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao mỗi khi thất tình, đau khổ trong chuyện tình cảm, bạn lại chẳng thiết ăn uống gì hay không?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Chúng ta đã khá quen thuộc với khái niệm bộ não – cơ quan điều khiển mọi chức năng, suy nghĩ và phản xạ trong cơ thể – nằm ở trong hộp sọ của chúng ta. Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu mới đây đã cung cấp thông tin chứng minh rằng chúng ta có bộ não thứ hai. Nhóm ASAP Science đã giải thích vì sao nhóm dây thần kinh – được gọi là hệ thần kinh ruột – nằm trong ruột của chúng ta, có tác dụng điều khiển nhiều hơn là chúng ta có thể biết.

Trong nghiên cứu của ASAP Science, họ đã giải thích bộ não thứ hai này thực sự kiểm soát toàn bộ hệ tiêu hóa của chúng ta, cũng như là nơi nhiều cảm xúc được xác định. Hãy lấy dopamine và serotonin – hai hormone tạo cảm xúc tích cực trong cơ thể – làm ví dụ. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng hai hormone này được sản xuất bởi những vi khuẩn trong đường ruột.

bo-nao-thu-hai
Nhóm nghiên cứu ASAP Science đã chứng minh rằng bộ não thứ hai này thực sự kiểm soát toàn bộ hệ tiêu hóa của chúng ta, cũng như là nơi nhiều cảm xúc được xác định. (Ảnh: Internet)

Điều này có thể giải thích vì sao chúng ta thường đổ bệnh khi khiếp sợ điều gì đó, khi đau khổ thất tình thì chẳng thiết đến ăn uống và có cảm giác muốn đi vệ sinh khi bồn chồn, lo lắng. Tất cả những điều đó xảy ra là do bộ não thứ hai của chúng ta. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy sự tương quan giữa những vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm với mật độ thấp của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, mà về mặt lý thuyết, có thể mở ra lối đi cho những nghiên cứu mới tìm cách điều trị cho bệnh.

Và các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể giải thích cho việc thèm ăn món gì đó bởi vi khuẩn trong đường ruột sẽ gửi tín hiệu thẳng đến não – bộ não mà chúng ta vẫn biết từ xưa đến nay – khi có nhu cầu cho một loại thức ăn nào đó. Hiểu đơn giản hơn, đây là một cách kết nối nhanh giữa não và dây thần kinh trong ruột để giúp chúng ta ăn đúng loại thực phẩm để sinh tồn. Đó là lý do vì sao chúng ta không ăn thực phẩm ôi thiêu bởi ta biết nó sẽ khiến mình bị ốm.

(Nguồn: cosmopolitan)

Theo Newben / Trí Thức Trẻ

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…