Dưới đây là 40 bí quyết bỏ túi giúp bạn có cách nhìn nhận đúng hơn về con người thông qua biểu cảm khuôn mặt, hành vi, ngôn ngữ. Hãy cùng lanhmanh.com điểm qua những bí quyết này để dùng khi cần các bạn nhé!
KHUÔN MẶT
1. Khi biểu cảm ở hai bên mặt không đối xứng: biểu cảm ấy thường là giả tạo.
2. Người thích để lộ răng khi chụp ảnh: có tính cách cởi mở, đơn thuần.
3. Thích chớp mắt: loại người này có bụng dạ hẹp hỏi, khó khiến người ta tin tưởng. Nếu thương lượng hoặc nhờ vả kiểu người này, tốt nhất là nên đi thẳng vào vấn đề.
4. Thích dùng tay che nụ cười: mồm miệng kín kẽ, là một người đáng để nhờ vả những chuyện quan trọng.
5. Dùng bàn tay che lông mày: bày tỏ sự xấu hổ, day dứt.
6. Người có khuôn mặt hình tròn: kiểu mặt này vĩnh viễn không lộ tuổi, có thể gọi là gương mặt trẻ con, kiểu người có gương mặt này thường lạc quan, cởi mở, nho nhã lễ độ, dễ tiếp xúc, bởi vậy mối quan hệ với mọi người vô cùng tốt.
7. Người có gương mặt dài, hình dạng gương mặt và ngũ quan tương đối lớn, đường nét gương mặt nhẹ nhàng, chín chắn: kiểu người này làm việc tương đối tự tin, ít để tâm đến cảm nhận của người khác.
8. Người có mặt hình vuông, hình dạng gương mặt và cơ nhai ở cằm tương đối rõ ràng: kiểu người này đi đứng một mình, không a dua theo mọi người, có trí tuệ và khả năng quan sát nhạy bén, thậm chí có giác quan thứ sáu hơn người bình thường.
9. Khi chóp mũi toát mồ hôi hột: chứng tỏ đối phương đang lo lắng hoặc căng thẳng.
10. Lấy tay chống cằm: có ý đồ che đậy điểm yếu.
11. Cằm rung mạnh: thể hiện đối phương đang tức giận.
12. Biểu cảm kinh ngạc vượt quá một giây: là giả vờ kinh ngạc.
13. Hung thủ thực sự khi nhìn thấy bức ảnh của người bị hại: sẽ thể hiện ra vẻ buồn nôn, khinh thường, thậm chí là sợ hãi, nhưng tuyệt đối không kinh ngạc.
14. Mắt nhìn về bên trái: là đang nhớ lại.
Mắt nhìn về bên phải: là đang suy xét lời nói dối.
15. Khi cười giả tạo: khóe mắt không có nếp nhăn.
16. Bĩu môi: là biểu cảm phạm lỗi kinh điển, hành vi này tiết lộ người nói không tự tin vào lời nói của mình.
NGÔN NGỮ
17. Người mở miệng là “nói thật”: có lẽ là người không thành thật nhất.
18. Hai câu nói khiến người ta xa cách: Tôi đúng, bạn sai; Tôi là muốn tốt cho bạn.Người nói hai câu này, thông thường tư tưởng không thông qua não.
19. Một người càng khoe khoang cái gì, thì càng thiếu thốn cái đó. Một người càng che đậy cái gì, thì càng tự ti về cái đó.
20. “Anh đến nhà cô ấy bao giờ chưa? Chưa, tôi chưa đến nhà cô ấy bao giờ”: sự nhắc lại không tự nhiên về câu hỏi là lời nói dối điển hình.
21. “Cái này”, “cái đó”, “a”, “hả”, “ừm”: người thích sử dụng những câu cửa miệng này có thể chia làm hai loại: Loại 1, phản ứng tư duy tương đối chậm, khi họ nói chuyện tư duy không rõ ràng, nên thường dùng ngữ khí ngừng ngắt. Loại 2, kiểu người này lại hoàn toàn ngược lại, làm việc thận trọng, thâm sâu khó lường.
22. Người nói dối thường có các động tác nhỏ như nghịch ngón tay, sờ tai, nhún vai. Ví dụ, trong mũi của nam giới có mô xốp, khi họ muốn che giấu điều gì, mũi sẽ bắt đầu ngứa, lúc này họ sẽ sờ mũi theo bản năng.
23. Người thích nói những câu cửa miệng như “bạn nên”, “bạn bắt buộc phải”: đa phần đều tương đối cố chấp.