Con em 5 tuổi, dạo gần đây bé hay bứt rứt khó chịu, nhất là đau vùng rốn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân và hay bảo đau đầu, chóng mặt. Lo lắng không biết con bị bệnh gì mà lúc nào người cũng thiếu sức sống em mang con đi khám bác sĩ, trời ơi tá hỏa con bị nhiễm sán dây lợn các mẹ ạ.
Giải thích cho việc con em hay đau đầu, chóng mặt sút cân bác bảo do giun sán khi thức ăn vào hút sạch chất dinh dưỡng nên gây ra hiện tượng này. Để lâu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới nặng hơn sán có thể gây tắc ruột nữa.
Rồi bác kể chuyện, năm ngoái ở Quảng Nam có em bé mới 3 tuổi thôi bị nhiễm giun nhiều đến mức tắc ruột phải mổ cấp cứu. Siêu âm, chụp phim và tiến hành xét nghiệm đã phát hiện bé bị tắc ruột do nhiễm quá nhiều giun phải phẫu thuật để gắp ra. Ca phẩu thuật kéo dài suốt 3 giờ liền, bắt ra được hơn 300 con giun. Kinh không các mẹ!
Trở lại chuyện nhiễm sán lợn của con em, là con do rất thích ăn nem chua nên em cũng hay chiều con, thường xuyên mua về cho bé ăn, không ngờ đó là mầm mống gây bệnh cho con. Theo bác sĩ, nem tuy rất ngon và dễ ăn nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người ăn, đặc biệt trẻ con.
Nem được làm từ thính, thịt tươi trong quá trình chế biến món này rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ, nơi sản xuất, nguồn nguyên liệu…. Chưa kể món này được làm chín bằng phương pháp lên men tự nhiên do đó không thể tiêu diệt được các vi khuẩn, virus gây bệnh và các ký sinh trùng đường ruột là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán.
Ngoài nem chua, bác còn đề cập đến một số thực phẩm nếu mẹ không chế biến kỹ khi cho trẻ ăn có thể bị nhiễm giun sán nữa là:
Thực phẩm dễ nhiễm giun sán
– Các loại rau thủy sinh: Rau muống, rau cần nước, rau nhút… -> ăn những thực phẩm này bị sán lá gan lớn xâm nhập -> thường xâm nhập và làm tổ trong gan.
– Các loại hải sản: gỏi cá, ăn cá sống, cua sống… -> ăn những thực phẩm này có nguy cơ bị sán lá gan nhỏ xâm nhập -> loại sán này thường xâm nhập và làm tổ trong gan.
– Các loại thực phẩm tái: thịt lợn, bò tái, nem chua, thính… -> ăn những thực phẩm này có nguy cơ nhiễm sán lải bò, sán lợn -> loại sán này có chiều dài lớn thường ký sinh ở thành ruột. Ấu trùng sán lợn, sán gạo thường ký sinh trùng dưới da, trong ống thần kinh, não.
Cách phòng chống nhiễm giun sán ở trẻ
– Ăn uống: Cho trẻ ăn chín uống sôi tuyệt đối không ăn uống đồ tái sống, chưa được rửa sạch sẽ
– Sinh hoạt: Trẻ con nhỏ hay hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh thường mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất ăn… do đó ba mẹ nên
+ Chú ý vệ sinh tay chân, thân thể con sạch sẽ nếu không sẽ tạo cơ hội cho ký sinh trùng đường ruột phát triển với số lượng lớn trong bụng
+ Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi cho bé đi đại tiện
– Tẩy giun: thường xuyên sổ giun cho trẻ 6 tháng/lần. Áp dụng với trẻ trên 2 tuổi