Các vết thương gây chảy máu là loại thương tích thường gặp nhất trong cuộc sống hàn ngày của chúng ta. Tùy mức độ nặng, nhẹ khác nhau, nếu không được sơ cứu kịp thời, để xảy ra tình trạng chảy máu cấp, người bị thương hoàn toàn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là các bước sơ cứu hữu hiệu giúp nhanh chóng cầm máu, bảo vệ an toàn tính mạng cho nạn nhân.
Cầm máu với các vết thương nhỏ
1. Sử dụng nước: Dội nước lên bề mặt vết thương không chỉ giúp làm sạch vết thương mà còn có tác dụng cầm máu. Bạn có thể sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm. Nước lạnh khiến các mạch máu co lại, giúp cầm máu. Trong khi nước ấm sẽ làm nóng vết thương, tạo điều kiện cho máu đông nhanh hơn. Lưu ý là chỉ được dùng một trong 2 cách, không thể dùng cùng lúc cả nước nóng và nước lạnh.
*Chú ý: Bạn có thể sử dụng các viên đá áp lên vết thương, thay cho nước lạnh.
2. Sử dụng vaseline: Do tính chất gần giống sáp của mình, bơi một lớp mỏng vaseline lên những vết thương nhỏ sẽ có tác dụng như lớp mặt nạ, ngăn cách khỏi môi trường bên ngoài, tạo điều kiện cho máu đông, vết thương liền miệng.
*Chú ý: nếu không có vaseline, có thể sử dụng các loại son dưỡng môi, son nẻ.
3. Sử dụng giấm trắng: Giấm có tính chất làm se bề mặt, ngăn nhiễm trùng và giúp các vết thương nhỏ mau liền miệng. Bạn có thể sử dụng một chút bông thấm giấm rồi đắp lên vết thương.
4. Sử dụng bột bắp (ngô): Rắc một chút bột bắp lên vết thương có thể giúp cầm máu. Bạn có thể hơi ép nhẹ lên vết thương để quá trình cầm máu diễn ra nhanh hơn.
*Chú ý: sau khi đã cầm được máu, không dùng tay lau đi phần bột bắp trên vết thương, có thể gây trầy xước thêm. Thay vào đó bạn hãy rửa trôi nhẹ nhàng bằng nước máy.
5. Sử dụng đường kính: Có thể bạn không để ý, nhưng đường cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Rắc một chút đường lên vết thương sẽ giúp làm sạch nó, đồng thời cùng lúc hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đông máu.
6. Sử dụng mạng nhện: Đây là cách cầm máu rất hữu dụng khi bạn đi dã ngoại ngoài trời hay đi vào rừng. Kiếm lấy một mảnh mạng nhện, có thể vò lại cho thêm dày, sau đó đặt lên trên vết thương. Phần mạng nhện sẽ chặn dòng máu chảy, giúp vết thương có thời gian để khô máu.
7. Sử dụng lăn khử mùi: Trong thành phần lăn khử mùi có chất clorua nhôm có tác dụng làm se vết thương, giúp cầm máu. Bạn có thể chà trực tiếp lên vết thương hoặc bôi trước lên tay.
8. Dùng nước súc miệng Listerine: Ít ai biết được rằng loại nước súc miệng nổi tiếng này vốn được chế ra như một loại dung dịch dưỡng da sau cạo râu. Chính vì vậy Listerine cũng có tính chất làm se da. Dùng bông thấm Listerine rồi thoa lên vết thương, bạn sẽ thấy vết thương từ từ được cầm máu trong vòng một đến hai phút.
9. Sử dụng màng trứng: Bạn có để ý phần màng mỏng mà chúng ta bỏ đi khi bóc trứng luộc ăn? Đắp nó lên phần vết thương sẽ có tác dụng cầm máu rất tốt. Chú ý là chọn những phần màng đủ rộng.
Các bước sơ cứu vết thương mất máu nghiêm trọng
1. Đặt người bị thương nằm xuống: Việc nâng chân hoặc thân cao hơn một chút so với đầu sẽ giúp cho nạn nhân khỏi bị sốc. Kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân trước khi chuyển sang bước tiếp.
2. Trong trường hợp vết cắt nằm ở tay hoặc chân: hãy nâng phần cơ thể đó lên cao hơn đầu. Động tác này sẽ khiến máu lưu thông tới vết thương chậm hơn, giúp giảm mất máu. Mặc dù vậy nếu phần tay, chân bị thương có dấu hiệu gẫy xương, bạn sẽ phải cố định nó, thay vì di chuyển.
3. Gắp bỏ các mảnh sắc nhọn, làm sạch vết thương: Trong trường hợp có các mảnh sắc nhọn găm vào vết thương, hãy nhẹ nhàng dùng kẹp gắp bỏ chúng. Bên cạnh đó cũng cần phải làm sạch bụi bẩn. Tuy nhiên tránh làm quá mạnh tay, quá kỹ càng, có thể làm vết thương thêm trầm trọng. Ưu tiên lớn nhất vẫn là cầm máu, việc làm sạch có thể để sau.
Nếu phần mảnh sắc quá lớn (như mảnh kính, mảnh dao) thì ngược lại, bạn không được đụng tới nó. Chính bản thân nó sẽ có một phần tác dụng giúp cầm máu. Chỉ đơn giản dùng gạc quấn quanh khu vực đó, tránh ấn mạnh khiến nó găm sâu hơn vào cơ thể nạn nhân.
4. Ép mạnh lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy: Dùng một miếng gạc, hay miếng vải, miếng giẻ sạch, hoặc thậm chí chính bàn tay bạn trong trường hợp khẩn cấp, đặt tay lên trên tấm gạc rồi ấn mạnh bằng ngón tay hoặc bàn tay xuống khu vực vết thương.
5. Băng bó để tạo áp lực liên tục lên vết thương: Nếu vết thương nằm ở phần chân tay, bạn có thể sử dụng băng y tế hoặc gạc quấn quanh vết thương để duy trì áp lực lên nó.
6. Chú ý phản ứng kịp thời nếu vết thương tiếp tục rỉ máu: Trong trường hợp máu tiếp tục rỉ hấm qua lớp băng ban đầu, bạn có thể thêm các lớp băng khác, tuy nhiên không nhiên băng thêm quá dày, bởi nó có thể làm giảm áp lực lên vết thương, khiến quá trình cầm máu chậm đi.
Nếu phần băng gạc tỏ ra không hiệu quả, hãy tháo bỏ chúng và kiểm tra xem các lớp băng đã đủ chặt hay chưa, có thể băng lại từ đầu với những tấm gạc mới nếu cần.
Trong trường hợp tình trạng chảy máu đã được kiểm soát, hãy tiếp tục giữ áp lực trên vết thương cho tới khi bạn chắc chắn rằng đã cầm được máu, hoặc khi đội cấp cứu đã tới hiện trường.
7. Gây áp lực lên các động mạch: Nếu chỉ băng bó và ấn lên vết thương là chưa đủ để cầm máu, bạn có thể thử kết hợp động tác trên với việc nhấn lên một trong các động mạnh chính. Đơn giản là sử dụng ngón tay nhấn mạnh vào khu vực động mạch, dưới đây là các động mạnh phổ biến nhất:
+ Động mạch cánh tay: Để cầm máu cho các vết thương ở phần dưới của cánh tay. Phần mạch chạy dài theo mặt trong của cánh tay, giữa khuỷu tay và nách.
+Động mạch đùi: Để cầm máu cho các vết thương ở đùi. Động mạch chạy dọc theo phần bẹn.
+Động mạch khoeo: Để cầm máu với các vết thương ở nửa dưới của chân. Động mạch này nằm đằng sau gối.
8. Sử dụng kỹ thuật ga-rô để cầm máu: Nếu vết thương chảy máu quá nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng, có thể sử dụng đến kỹ thuật ga-rô. Đây là kỹ thuật có thể giúp ngay lập tức cầm máu do chặn hoàn toàn dòng máu chảy xuống khu vực vết thương, nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ có thể gây tổn hại cho người bị thương.
9. Theo dõi nhịp thở: Kiểm tra chắc chắn rằng các miếng băng không quá chặt. Nếu cảm thấy cơ thể nạn nhân lạnh ngắt, cơ thể tím tái, nhấn vào ngón tay hoặc móng tay không thấy máu nhanh chóng dồn trở lại, hoặc nạn nhân cảm thấy tê hay ngứa, rất có thể bạn đã buộc băng quá chặt.
Các bước xử lý vết thương chảy máu trong
1. Gọi xe cấp cứu ngay lập tức: Các vết thương gây chảy máu trong là hết sức nghiêm trọng, hoàn toàn không thể xử lý tại nhà, chỉ có thể nhờ đến bàn tay của các bác sỹ đủ chuyên môn. Chính vì vậy nạn nhân cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu sớm nhất có thể.
2. Giữ nạn nhân nghỉ ngơi, bình tâm: tìm cách giúp nạn nhân giữ được bình tĩnh, đặt nạn nhân nằm nghỉ ở nơi thoải mái nhất, tránh các tác động khiến vết thương thêm nghiêm trọng. Tốt nhất là nằm nguyên tại chỗ cho đến khi xe cấp cứu tơi nơi, không nên cố di chuyển.
3. Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân: Kiểm soát cẩn thận đường hô hấp, đường thở và mạch đập của nạn nhân. Nếu có vết thương chảy máu ngoài, bình tĩnh sơ cứu như ở phần trên.
4. Giữ thân nhiệt nạn nhân ở mức ổn định: Tránh nhiệt độ cơ thể nạn nhân trở nên quá nóng hoặc có lạnh bằng cách sử dụng chườm nước tại khu vực trán của họ.