Đó là kết luận của các nhà khoa học sau nghiên cứu kéo dài gần 30 năm về tác động của thu nhập tới con người và lý giải cho hiện tượng này, họ cho rằng nguyên nhân là do việc có ít tiền sẽ tăng stress, không có đủ điều kiện sống, vệ sinh môi trường, có xu hướng sa vào lối sống không lành mạnh, không đủ dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu và lười tập thể dục.
Trong báo cáo đăng tải trên tạp chí American Journal of Preventative Medicine mới đây, người dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư Adina Zeki Al Hazzouri cho biết xu hướng trên còn đúng đối với cả những người có trình độ học vấn cao nhưng không may lâm vào cảnh khốn khó. Nghiên cứu được tiến hành đồng thời với một nghiên cứu khác về bệnh tim bắt đầu từ năm 1985 dựa trên 3400 người trưởng thành với độ tuổi từ 18 tới 30. Cùng với các khảo sát về tình hình sức khoẻ, các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu cung cấp thông tin về thu nhập, đồng thời cho tiến hành bài test nhận biết về “lão hoá nhận thức”.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằg những người sống liên tục trong cảnh nghèo đói sẽ có kết quả test khả năng nhận thức, bộ nhớ ngôn ngữ, tốc độ xử lý thông tin thấp đáng kể so với những người chưa bao giờ sống trong cảnh nghèo. Trong báo cáo, nhóm cho biết: “Mối liên hệ trên quy mô tổng thể cho thấy rằng những nghịch cảnh về mặt kinh tế ở tuổi trẻ có quyết định quan trọng tới khả năng nhận thức vào giai đoạn giữa cuộc đời.”
“Nếu nhìn nhận một cách máy móc, sự khó khăn về mặt kinh tế có thể là quá trình và tạo tác động không nhỏ tới sự thiếu hụt về mặt nhận thức dưới giác độ lâm sàng. Đồng thời hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng tạo nên sự lão hoá sớm ở người đó. Hơn nữa, các đối tượng của nghiên cứu lần này giới hạn lại ở những người có trình độ giáo dục cao càng củng cố cho mối quan hệ nhân quả nói trên.”
Từ kết quả quan sát được, các nhà khoa học đã đưa ra 4 quá trình mà sự nghèo khổ sẽ ảnh hưởng tới não người. “Đầu tiên, điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập thấp có thể dẫn tới các hành vi không lành mạnh, thí dụ như sử dụng rượu, thuốc lá, không thực hiện đầy đủ các hoạt động thể chất và đây đều là những yếu tố dẫn tới khả năng nhận thức kém. Thứ 2, thu nhập thấp có thể ảnh hưởng tới mức độ giáo dục mà người đó đạt được, từ đó hình thành nên nhiều nguy cơ suy giảm nhận thức, bao gồm cả điều kiện sống không đầy đủ (không có nhà ở hoặc không vệ sinh môi trường), các hành vi sức khoẻ và khả năng tiếp cận tới các nguồn lực.”
“Tiếp theo, những người có thu nhập thấp thường có xu hướng stress và điều này được chỉ ra là có liên quan tới rối loạn chức năng dưới đồi, dẫn tới tăng nguy cơ suy giảm khả năng nhận thức. Cuối cùng, sự bất bình đẳng thu nhập có thể là dấu chỉ của sự thiếu hụt đầu tư công cũng như cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khoẻ, gián tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất bằng cách tạo stress,…”