Toàn những loại cây dễ kiếm, cách dùng cũng đơn giản quá. Chia sẻ cho mọi người biết ngay nhé bạn!
Trong dân gian có rất nhiều cách trị tiểu đường bằng các loại cây thuốc Nam đã được nhiều người bệnh áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Dưới đây là một số cây thuốc Nam được đánh giá là tốt nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Nguyên nhân là do tuyến tụy không tiết đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng được insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Có hai loại bệnh tiểu đường: tiểu đường tuýp 1 (tuyến tụy không tiết được insulin) và tiểu đường tuýp 2 (cơ thể kháng insulin). Khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường là tiểu đường tuýp 2.
Khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường có thể bị những biến chứng nguy hiểm như hoại tử chi, mù, suy thận, tai biến…
Cây thuốc Nam trị bệnh tiểu đường
1. Cây dây thìa canh
Dây thìa canh còn có tên gọi khác là dây muối hay lõa ti rừng, thường phân bố và mọc nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Cây thuốc này đã trải qua hàng chục công trình nghiên cứu và được coi là cây thuốc nam mang tính đột phá trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh có thể dùng để điều trị cho cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 bởi tác dụng hạ đường huyết của nó tường đối giống bổ sung insulin nhanh: Đỉnh tác dụng hạ đường huyết sau 2 giờ và duy trì 4 giờ sau. Ngoài ra, dây thìa canh còn giảm cholesterol, lipid trong máu nên giảm béo phì rất hiệu quả.
Cách dùng:
– Lấy 50g dây thìa canh khô cho vào 1,5 lít nước đun trong vòng 15 phút.
– Chia làm 3 lần để uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 15-20 phút.
2. Cây mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là cây thuốc Nam chữa bệnh tiểu đường được đánh tốt nhất trong các loại thực phẩm, đặc biệt với bệnh tiểu đường type 2.
Trong mướp đắng có rất nhiều vitamin như vitamin B1, B2, vitamin C cùng các loại muối khoáng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách dùng:
– Ép mướp đắng tươi, mỗi ngày uống 1 cốc sẽ giúp giảm đường huyết cực nhanh.
– Hoặc dùng mướp đắng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như mướp đắng xào trứng, mướp đắng xào thịt nạc, vừa tốt cho sức khỏe lại chữa tiểu đường hữu hiệu.
– Nếu không có điều kiện dùng mướp đắng tươi, có thể dùng mướp đắng khô đun uống hàng ngày thay nước lọc.
3. Lá xoài
Theo Đông y, lá xoài có tác dụng hạ đường huyết và giúp phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.
Cách dùng:
– Lấy khoảng 5 lá xoài non đem thái nhỏ cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm sáng hôm sau lọc lấy phần nước uống vào buổi sáng khi chưa ăn sáng.
– Nếu khó kiếm lá xoài tươi thì có thể dùng lá xoài khô được phơi trong bóng râm, nghiền thành bột, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê bột lá xoài pha với 1 cốc nước đầy, uống vào buổi sáng và tối.
Lá xoài có tác dụng làm giảm đường huyết rất nhanh do đó không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể sẽ gây ra chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
4. Cây chuối hột
Từ xưa, chuối hột đã được xem như là vị cứu tinh của nhiều bệnh nhân tiểu đường.
Cách dùng:
– Với bệnh tiểu đường tuýp 2: Dùng cọng lá cây chuối hột vắt lấy nước để uống, mỗi ngày 2 cốc (chú ý lấy cọng lá vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên vì lúc này cọng chuối còn nhiều nước). Tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng trong vòng từ 1-2 tháng.
– Hoặc giã nát củ cây chuối hột, ép lấy nước uống.
– Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, nhiều bệnh nhân đã sử dụng cách: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó rồi lấy nước này uống.
5. Lá nếp
Lá nếp là một trong các vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để hạ đường huyết, vì trong lá nếp chứa một số chất chống oxy hóa tự nhiên và kích thích tiết insulin.
Cây lá dứa hay còn gọi là dứa thơm, nếp thơm cây cơm nếp.
Trong số các loại cây chữa bệnh tiểu đường, cây lá dứa là cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường được nhiều người sử dụng.
Cách dùng:
– Rửa sạch lá dứa đem phơi khô (chú ý chỉ phơi trong bóng râm và còn thấy màu xanh) sau đó lấy khoảng 10 lá cắt nhỏ cho vào 2,5 lít nước đun sôi tới khi còn khoảng 2 lít nước. Chia nước lá dứa ra 3 lần, uống trước 3 bữa ăn chừng 20 phút, uống trong vòng một tuần lễ mới thấy hiệu quả.
– Hoặc dùng lá nếp (liều lượng khi cuộn lại to bằng chứng 1 nắm tay) cho vào nồi hay ấm sắc thuốc rồi đổ nước ngập lá dứa khoảng 1 gang tay. Đun đến khi nước tiết ra có màu như nước trà xanh là được. Dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày.
Chú ý, nên theo dõi và ghi lại số lượng nước lá dứa uống mỗi lần và đo lượng đường thường xuyên ở trong giai đoạn mới uống để có thể gia giảm số lượng nước lá dứa theo tình trạng bệnh tránh để lượng đường huyết xuống thấp quá.
6. Cây húng quế
Húng quế thường được sử dụng làm rau sống ăn hàng ngày, nhưng ít ai biết nó có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách dùng:
– Lấy một nắm lá húng quế vò nát rồi luộc lên, để qua đêm sáng hôm sau lọc lấy nước uống.
– Hoặc dùng lá húng quế ăn như rau hàng ngày.