Trứng gà là thức ăn quen thuộc với tất cả chúng ta nhưng liệu bạn đã biết cách ăn trứng sao cho không gây nguy hại đến sức khỏe chưa? Hãy tham khảo 12 cách chế biến sai lầm dưới đây để mau mau rút kinh nghiệm nhé.
1. Ăn trứng gà sống hoặc chưa nấu chín
Trứng gà sống chứa các protein có kết cấu hóa học chặt chẽ mà cơ thể không thể hấp thu được, đồng thời còn gây ức chế cho trung khu thần kinh, giảm chức năng của tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột. Những điều này làm bạn vừa ăn không ngon vừa tiêu hóa kém.
Trứng gà chưa nấu chín lại chứa 2 hợp chất khó phân giải cùng một số lượng đáng kể những vi khuẩn chưa bị tiêu diệt khiến cơ thể vừa không thể hấp thụ protein có trong trứng vừa gây ra chứng khó tiêu, dễ dẫn đến bệnh tiêu chảy.
2. Ăn trứng gà luộc quá chín
Khi luộc quá lâu, bề mặt lòng đỏ trứng gà sẽ xuất hiện một lớp màu xanh xám. Đây là kết quả do chất sắt có trong trứng gà tạo ra, cơ thể cũng rất khó hấp thu chất này. Ngoài ra, trứng gà nếu luộc chín quá kỹ thì vị tươi ngon cũng kém đi làm bạn không còn dùng ngon miệng nữa.
3. Ăn trứng gà đã để qua một đêm
Trứng gà luộc chín lòng đào đã để qua một đêm thì vi khuẩn sẽ sản sinh từ các chất dinh dưỡng, khiến trứng bị biến chất. Nếu bạn ăn thì chẳng hấp thu được bao nhiêu chất dinh dưỡng mà còn gây nguy hại đối với sức khỏe.
4. Ăn trứng gà cùng đậu tương
Nếu bạn đang có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành cùng lúc trong bữa sáng thì hãy dừng lại, bởi vì men phân giải protein trong đậu tương sẽ khiến cơ thể bạn không thể hấp thu được các giá trị dinh dưỡng có trong trứng gà.
5. Ăn trứng gà cùng thịt thỏ
Hai loại thực phẩm này không nên kết hợp với nhau vì sẽ khiến dạ dày bị kích thích dẫn đến tiêu chảy.
6. Ăn trứng gà cùng quả hồng
Nếu sau khi ăn trứng gà mà bạn dùng ngay quả hồng thì sẽ dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính.
7. Nấu trứng gà với đường
Khi chế biến trứng gà, bạn cho thêm đường ở nhiệt độ cao thì sẽ sản sinh ra một hợp chất “tiêu diệt” các axit amin có lợi chơ cơ thể và làm máu đông. Chính vì thế, ăn món trứng gà có thêm đường sẽ tạo thành mối nguy hiểm tiềm tàng, dùng thường xuyên sẽ khiến máu trong cơ thể bạn dễ bị đông đặc.
8. Nấu trứng gà với mì chính
Trứng gà được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo nên vị tươi ngon đặc trưng nhờ hàm lượng natri clorua và amoniac cao có trong trứng. Tuy nhiên, cho thêm mì chính vào trong quá trình nấu, bạn sẽ là giảm hẳn chất dinh dưỡng lẫn hương vị của món trứng.
9. Trứng gà luộc chín xong ngâm trong nước lạnh
Thông thường, sau khi luộc trứng, đại đa số chúng ta có thói quen ngâm trứng gà vào nước lạnh để mau nguội và dễ lột vỏ. Các chuyên gia y tế khẳng định rằng đây là cách làm hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh. Bởi lẽ, trứng gà tươi vốn có một lớp màng ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp của các vi sinh vật có hại.
Nhưng khi trứng luộc chín, vỏ trứng không còn lớp màng bảo vệ này nữa. Ngoài ra, nếu ngâm trứng nóng vào trong nước lạnh thì “túi khí” bên trong quả trứng vốn có tác dụng cản trở thứ lạ xâm nhập từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ vì nhiệt độ bỗng nhiên hạ xuống đột ngột. Với các lý do trên, trứng gà luộc chín xong ngâm trong nước lạnh sẽ làm cho nước và các vi sinh vật khác dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Từ đó, trứng gà sẽ bị biến chất và nhanh hỏng hơn.
10. Uống trà ngay sau khi ăn trứng gà
Chúng ta có thói quen ăn xong trứng gà sẽ uống ít nước trà lạnh hoặc nóng để bớt ngán. Tuy nhiên, làm như vậy thì axit tannic có trong lá trà sẽ kết hợp với protein trong trứng gà làm bạn khó tiêu hóa hơn do nhu động ruột giảm.
11. Dùng các loại thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng gà
Trứng thì giàu protein còn những chứng viêm trong cơ thể lại liên quan chặt chẽ đến lượng tăng giảm protein. Do đó, bạn không nên uống thuốc kháng viêm ngay sau khi ăn trứng vì sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu và tiêu hóa. Đặc biệt, nếu đang mắc các bệnh về tiêu hóa, tiêu chảy thì cần hạn chế ăn trứng.
12. Ăn quá nhiều trứng gà
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà rất cao với một lượng lớn protein, vitamin A, D, E, B1, B6, B12, canxi, mangiê, sắt, kẽm, lecithin, axetylcholine và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp, ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra, giúp cho sự phát triển của não bộ (đặc biệt ở thai nhi và trẻ nhỏ).
Tuy nhiên, nếu ăn vô tội vạ sẽ gây ra dư thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng gánh nặng lên gan và thận. Lời khuyên hiện nay là với người bình thường không vận động mạnh và không tập thể hình thì chỉ nên ăn 1 quả trứng/ ngày và không ăn trứng trong 2 ngày liên tục.
Hãy ghi nhớ 12 lưu ý trên để luôn ngon miệng với món trứng gà bổ dưỡng cho sức khỏe bạn nhé!