Tôi có cô bạn, cả năm không dám đi du lịch vì sợ trộm lấy tủ lạnh trong nhà. Tự nhiên bạn lại trở thành nô lệ cho cái nhà và cái tủ đó. Thoải mái hoặc tù túng là do chính cách mình chọn.
Công thức về căn nhà: tiết kiệm – trả nợ = nhà và tuổi trẻ
Công thức chung của thế hệ 8X – 9X như tôi để có được căn nhà ở Sài Gòn thường theo cách: sau đám cưới, tiết kiệm được 100 – 200 triệu đồng, mua căn hộ dự án ngoại thành tít tắp từ 800 triệu đồng tới 1,2 tỉ đồng, vay ngân hàng 70% và trả nợ trong vòng 15 năm.
Mỗi tháng chúng tôi trả khoảng hơn mười triệu đồng cả gốc và lãi. Nợ là điều khó chịu nhất trong cuộc đời. Nếu có thể trả nợ sớm, cũng мấᴛ ít nhất 10 năm, khi chúng tôi ngoài 40 tuổi.
Nợ đồng nghĩa với việc phải làm nhiều việc hơn, chi tiêu ít đi, cắt bỏ những hưởng thụ cá nhân, tập trung tích cóp lại để trả cho ngân hàng. Sau một thập kỷ như vậy, chúng tôi có căn nhà, nơi mà khi ngoái nhìn lại, là cả thanh xuân trôi qua. Một thập kỉ lo toan. Trong mười năm như vậy, tôi không chắc là mình sẽ không hối tiếc gì đó.
Nhà là chuyện của tuổi nào?
Tôi đang sống trong một căn chung cư thuê tại quận 8, và làm việc trong một đơn vị sự nghiệp ở Q.Thủ Đ. ứ c (TP.HCM). Công việc của tôi là dạng công việc văn phòng, lương theo quy định của nhà nước, cũng chưa từng vượt qua con số 10 triệu.
Ở Sài Gòn gần 15 năm, tôi chuyển chỗ ở hơn 30 lần. Tôi không lấy đó làm điều phiền toái, mà thấy đó cũng là một niềm vui. Tôi đã sống khắp các quận, đồng cảm được cùng với “hàng xóm” liên phường hội tụ. Từ người nghèo cho tới những căn chung cư lộng gió, tôi lấy đó làm niềm vui, vì bản thân tôi luôn nghĩ mình là thế hệ trẻ có sự thích nghi cao độ.
Quyết định sẽ không sở hữu một căn nhà, và sẽ thuê nhà để ở khiến tôi như được “bung nẹp”. Không phải dành nhiều thời gian cho công cuộc tìm Gươm dự án, nhà đất, không thức dậy với áp lực tiền nợ lãi và gốc ngân hàng mỗi tháng nữa, tôi chú trọng hơn vào chất lượng cuộc sống.
Khi làm công việc nào, tôi sẽ hỏi: Làm vậy có vui không? Có ảnh hưởng tới ai không?
Ở Sài Gòn, đặc sản vẫn là những trải nghiệm. Tôi di chuyển bằng xe đạp và xe buýt để ưu tiên sự an toàn cho mình. Không thứ xe nào có thể tiện lợi hơn được xe máy, nhưng đổi sự tiện lợi để lấy sự an toàn, tôi chấp nhận.
Tôi đầu tư nhiều cho sức khỏe, dành thời gian tập thể dục, chú ý việc ăn uống. Một trận ốm cũng có thể cuốn phăng đi một tháng lương. Bạn bè mỗi tuần gặp một lần cà Pʜê, trao hỏi, thăm nhau về cuộc sống. 2 – 3 tháng về quê người này, người kia để trải nghiệm và gắn kết bạn bè. Một năm có 2-3 đợt đi chơi xa, có khi dốc hết cả ngày phép, lương thưởng để leo một lần Himalaya cho thỏa thích. Một năm làm hai lần tình nguyện thực tâm, nấu cả ngàn phần ăn cho trẻ em.
Nhiều bạn hỏi tôi rằng ở nhà trọ không thoải mái không. Ngày còn bé, ba hay la tôi “ở nhà mình cứ như ở trọ”, vì tôi thờ ơ, không dọn dẹp đồ đạc, quan tâm mọi người. Sau này tôi nhận ra, nơi mình ở thoải mái hay không là do mình. Nhà càng rộng thì càng bày biện nhiều đồ.
Tôi có cô bạn, cả năm không dám đi du lịch vì sợ trộm lấy tủ lạnh trong nhà. Tự nhiên bạn lại trở thành nô lệ cho cái nhà và cái tủ đó. Thoải mái hoặc tù túng là do chính cách mình chọn.
Tôi trưởng thành ở thời kỳ khó đoán định tương lai, khi mà môi trường và cuộc sống thay đổi qua từng tuần. Bạn bè nhiều người dành thanh xuân để trải nghiệm cuộc sống của du học sinh, đi làm việc ở nước ngoài khi cơ hội mở ra ngày càng nhiều.
Nhà, câu chuyện của sau này, khi đến một độ tuổi, khi đủ về tài chính và đủ để chọn một nơi mình thực sự thích và thuộc về thì sẽ vẫn còn là một câu chuyện của những thập kỷ sau. Đôi khi, cứ dịch chuyển như hơi thở sôi nổi của Sài Gòn cũng là điều không tệ.
Theo Tintuc24h