Mỗi người có một cái lộc. Có người có lộc về tiền tài, có người có lộc về danh phận, còn ông bà, ông bà lại có lộc về con cái. Kết hôn hơn 15 năm, ông bà có với nhau tất thảy 10 người con. Mọi người trong xóm nhỏ ai cũng nói sao ông bà đã nghèo còn đẻ nhiều làm gì cho khổ. Bà chỉ mỉm cười. Với bà, con cái chính là niềm hạnh phúc lớn lao, là món quà mà ông trời ban cho bà, nên với bà, nó chẳng có gì là khổ cực. Bà cứ nghĩ, cuộc sống gia đình bà sẽ cứ thế yên bình mà trôi đi thì…
Bà chạy chân đất vào bệnh viện, vào tới nơi thì chồng bà đã ra đi, chẳng còn kịp trăn trối lại lời nào. Bà gục về xác chồng, khóc không thành tiếng vì nỗi đau quá nghẹn ngào. Nhìn cảnh của bà, ai cũng xót xa. Rồi đây, 10 đứa con còn chưa kịp khôn lớn sẽ phải làm sao khi một mình bà phải nuôi nấng, chăm sóc cho chúng. Đứa lớn nhất cũng mới chỉ 15, đứa nhỏ mới hơn 3 tuổi, bà nhìn các con đang ôm lấy quan tài bố khóc, nước mắt như lặn ngược vào trong.
Lo tang ma cho chồng xong, dù mệt mỏi, đau đớn bà cũng không dám nghỉ. Vì bây giờ, 10 đứa con chỉ trông vào có mình bà thôi. Bà mà nghỉ, chúng nó biết lấy gì sống đây. Bà chạy chợ ngược xuôi, ngày nào cũng đi từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về nhưng chẳng có lúc nào bà bỏ bê con cái.
Bà vẫn lo lắng, chăm sóc đầy đủ cho chúng. 12 giờ đêm bà mới ngủ mà 3 giờ sáng bà đã dậy rồi. Bà sợ, bà thực sự rất sợ bà mà gục ngã lúc này, con bà sẽ không biết trông cậy vào ai. Dù nghèo, dù khổ, dù cho cả năm trời không biết đến miếng thịt là gì bà cũng không để cho con cái chịu đói, chịu khát, đứa nào cũng được học hành đầy đủ. Nhìn con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, học giỏi, bà vui mừng lắm. Sự vất vả của bà, như thế, có thấm tháp gì.
20 năm sau…
10 người con của bà bây giờ đã khôn lớn trưởng thành hết cả. Bà đã cố gắng, cố gắng hết sức lực của mình để lo cho con. Nhìn bà bao nhiều năm lam lũ, nhiều người chẳng còn nhận ra. Mái tóc bạc trắng, tấm lưng còng xuống, người gầy nhỏ. Ai cũng nghĩ, rồi đây bà sẽ được con cái báo đáp xứng đáng thôi. Nhưng đúng là cuộc đời, chẳng ai biết trước được chữ ngờ…
– Anh lớn nhất, anh phải nuôi mẹ!
– Chú thứ 2, chú cũng khác gì anh đâu mà không nuôi mẹ!
– Cô út được mẹ chiều chuộng nhất, bây giờ nuôi mẹ chắc là đúng rồi!
– Em còn nhỏ, chưa gia đình, nuôi mẹ làm sao được chứ!
Nằm trong phòng, nước mắt bà rơi lã chã. Bà không dám nghĩ, cả cuộc đời vất vả vì con vì cái, đến cuối cùng, chúng lại trốn tránh, không ai muốn sống có trách nhiệm với bà. Sáng ngày hôm sau, khi bà vừa mới tỉnh dậy, đã thấy con cái ngồi đông đủ giữa nhà. Bà cứ tưởng chúng biết chuyện bà buồn nên xin lỗi bà, ai ngờ:
– Con đại diện cho mấy anh em muốn thưa chuyện với mẹ. Thế này mẹ ạ, chúng con lớn hết rồi nhưng ai cũng có công việc riêng và không thể đưa mẹ về sống cùng được nên mẹ cứ ở trong nhà cũ một mình đi nhé rồi cuối tháng chúng con sẽ về thăm mẹ một lần.
Bà nghe từng lời như dao đâm vào tim. Bà không nói gì, chỉ gật đầu rồi lẳng lặng bước ra ngoài. Sức khỏe của bà đã không còn được như xưa nữa, bao nhiêu năm lăn lộn vất vả đã khiến bà chẳng còn sức lực mà làm bất cứ việc gì. Vậy mà con cái bà, bây giờ lại không đứa nào muốn sống cùng với bà. Bà ăn uống cũng có nhiều nhặn gì đâu nhưng đứa nào cũng từ chối đưa tiền ăn cho bà hết cả. Không muốn nhìn các con cãi nhau mãi, bà buồn bã:
– Các con không phải nuôi mẹ đâu. Mẹ có tiền tiết kiệm đây rồi! Thi thoảng các con về thăm mẹ là được!
– Đấy, mẹ có tiền mà mẹ cứ giấu làm gì, để cho chúng con tranh cãi nhau mãi!
Bà nghe xong, lén quay đi rơi nước mắt. Sáng hôm sau, từ sớm bà đã ra ngoài, người ta tưởng bà đi tập thể dục, nhưng đâu phải, bà đi lượm rác bán, kiếm tiền sống qua ngày. Bà nói thế chứ bà làm gì có tiền tiết kiệm ở đây. Có bao nhiêu, bà dồn hết cho con cho cái rồi. Nhưng chính sự vô tâm, coi bà là gánh nặng đã khiến bà rơi vào hoàn cảnh này. Bà không trách con cái, chỉ trách số mình bạc. Nhìn bà, người ta ngao ngán, sinh 10 người con, đến năm 80 tuổi lại phải đi nhặt rác kiếm sống, bạc bẽo thay. Các con bà chứng kiến cảnh này, liệu chúng có rơi nước mắt, có xót xa không đây?
Theo WTT
Xem thêm: Cận cảnh việc đau đẻ trong bệnh viện