Đa số mọi người hay có suy nghĩ và thói quen đập trứng vịt lộn cho vào nồi lẩu để ngọt nước và chín nhanh. Tuy nhiên chính suy nghĩ và hành động này đang dần giết chết chính ban. Hãy đọc bài viết này để cân nhắc lại sự cuồng trứng vịt của mình nhé!
1. Bổ không bao nhiêu mà hại thì nhiều
Theo dân gian thì trứng vịt lộn có tính hàn ăn vào rất mát, có thể trị đau đầu chóng mặt lại còn bổ máu. Ăn lẩu mà cho trứng vào sẽ khiến nồi lẩu trở nên ngon ngọt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, lạm dụng món ăn bổ dưỡng này và ăn không đúng cách thì sẽ có hại ngược cho cơ thể. Cụ thể là sẽ gây thừa vitamin A và chúng sẽ tích lũy dưới da, gan, gây vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến xương…
Trứng vịt lộn tuy giàu đạm, nhiều cholesterol nhưng trong đó có cả cholesterol xấu nên sẽ ảnh hưởng không tốt cho người tì vị hư, yếu, còn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, dẫn tới các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút… Nếu đã mắc bệnh rồi, ăn vào bệnh thêm nặng, thậm chí tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ do tắc nghẽn động mạch… Nhiều người bị xơ gan, trướng bụng do ăn nhiều trứng vịt lộn.
Trứng vịt tính lạnh, ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ bị đùn thịt thừa, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ăn nhiều trứng vịt lộn là sẽ ăn kèm thêm nhiều rau răm sẽ giảm khả năng tình dục của nam giới, bởi trong rau răm có một số loại tinh dầu có khả năng ức chế dục tính.
2. Những người không nên ăn trứng vịt lộn là…
– Phụ nữ có thai
+ Vì có thể tăng lượng cholesterol xấu trong máu, dễ dẫn tới các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường…Nên bà bầu ăn trứng vịt lộn cần rửa sạch và nấu chín kỹ, và không ăn liên tục lâu. Bên cạnh đó là không nên ăn nhiều rau răm, có thể gây sảy thai trong mấy tháng đầu.
+ Giai đoạn cuối thai kỳ cũng hạn chế ăn trứng vịt lộn, vì lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol.
– phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: không nên ăn nhiều rau răm, vì dễ dẫn tới rong huyết. Trứng vịt mát quá sẽ dẫn đến ra máu nhiều.
– Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch…không nên ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Những người có huyết áp không ổn định: Đối với những ai thường bị tăng cholesterol máu (rối loạn chuyển hóa mỡ), bệnh rối loạn chuyển hóa đạm (gút), suy gan, thận… chẳng những không nên ăn mà cần phải tránh.
– Trẻ em dưới 5 tuổi cũng không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…
3. Số trứng được phép ăn mỗi tuần
– Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
– Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.
– Phụ nữ có thai chỉ nên ăn 2 quả/tuần, nhưng không ăn 2 quả cùng lúc.
– Trẻ từ 5 – 12 tuổi chỉ nên ăn 1/2 quả trứng vịt lộn, hay 1 – 2 quả trứng cút lộn /ngày. Nếu trẻ bị còi cọc, thể lực yếu… có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn, hay 5 quả trứng cút lộn, ăn một liệu trình là 15 ngày liền.
– Người gầy yếu có thể ăn liên tục từ 60 – 90 ngày. Nhưng cùng với ăn trứng vịt lộn, người gầy cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan và hấp thụ trọn vẹn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, trứng vịt lộn và món lẩu trứng vịt lộn chỉ nên ăn vào buổi sáng, buổi trưa để cơ thể tiêu hóa dễ hơn. Tránh ăn vào buổi tối vì khó tiêu, đi ngủ sẽ bị khó chịu vì dạ dày sẽ bị đầy hơi, không tiêu hóa kịp.
Nguồn: Goctintuc
Xem thêm: Quá nhanh, quá nguy hiểm!! Cái này gọi là cướp chó chứ không phải trộm nữa rồi