Ngoáy tai hay lấy ráy tai sai cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thính lực. Hãy nghe chuyên gia phân tích để phòng tránh kịp thời.
Ráy tai là một trong những chất dịch cơ thể nằm ngoài tầm mắt của chúng ta. Bạn chỉ có thể nhìn thấy chúng khi ngoáy tai bằng tăm bông. Nhưng thạc sĩ Ana Kim, Giám đốc nghiên cứu khoa tai – mắt ở bệnh xá núi Sinai, cho rằng đây là phương pháp nguy hiểm và sai lầm.
Vì sao lại như vậy và làm thế nào để lấy ráy tai đúng cách?
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng khi lấy ráy tai sai cách:
Ráy tai là sự kết hợp của cerumen, được sản xuất từ các tuyến bã nhờn giữ cho tai ẩm cùng các tế bào chết ở ống tai của bạn. Giáo sư tai-mũi-họng Maria ở Đại học Y Weill Cornell giải thích tai có cơ chế tự làm sạch bằng cách đẩy ráy tai ra khỏi bộ ống nghe.
Khi lấy ráy tai bằng tăm bông, quá trình thay da tai tự nhiên sẽ bị phá vỡ và làm xuất hiện thêm nhiều ráy tai. Hơn nữa, bạn không lấy được hết ráy tai mà chỉ đẩy nó vào trong thêm, khiến tai sẽ bị tắc nghẽn.
Có những người còn sử dụng cả cặp tăm hay dung dịch rửa tai tạm thời để lấy ráy tai ra. Điều này không chỉ làm tắc nghẽn lỗ tai, gián đoạn quá trình thay biểu bì tự nhiên của da ống tai, mà những vật nhọn nhỏ như cặp tăm còn có thể làm thủng màng nhĩ.
Một số biện pháp như soi tai thủ công cũng cực kì nguy hiểm. Đó là đặt một cây nến rỗng ruột vào tai, đốt nóng ráy tai. Cách làm này khiến tai bạn có thể bị cháy màng nhĩ, hoặc sáp nến sẽ bị kẹt trong tai và gây ra hệ lụy như sưng tai do bí hơi.
2. Cách lấy ráy tai đúng cách:
Làm thế nào để lấy ráy tai vừa sạch mà không hại tai? Chuyên gia Kim khuyên bạn nên nhỏ 1-2 giọt hydrogen peroxide (oxy già) vào tai khoảng 10 phút trước khi đi tắm.
Peroxide có công dụng hóa lỏng các chất nhờn và giúp nó thải ra khi bạn đi tắm như bình thường. Làm đều đặn 1 lần/ tháng sẽ giúp cải thiện tai của bạn. Nếu như bạn gặp vấn đề với da chết tích tụ trong tai, hãy thử nhỏ một giọt dầu khoáng vào tai hàng ngày để dưỡng ẩm cho tai.
Nếu bạn đã bị thủng màng nhĩ hoặc đã từng phẫu thuật tai thì không nên làm điều trên vì peroxide hoặc dầu khoáng có thể gây nhiễm trùng tai. Vì thế an toàn nhất là bạn hãy dùng 1 chiếc khăn ẩm để làm sạch ống tai ngoài của bạn.
Trong trường hợp bạn có rất nhiều ráy tai, hãy đến gặp bác sĩ đều đặn 6 tháng hoặc mỗi năm một lần để được trợ giúp lấy ráy tai một cách an toàn hơn bằng những dụng cụ y tế chuyên nghiệp.
Nguồn: Soha
Xem thêm: Lần đầu dẫn người yêu về nhà. Xem bao nhiêu lần mà vẫn không chán. Tiện để đố các bạn biết đây là phim gì