Cách luộc gà, bóc bánh chưng, chọn đào, mai, khử mùi tủ lạnh… luôn là những bí kíp năm nào các bà nội trợ cũng lùng sục.
Gà cúng là món ăn quan trọng nhất trên mâm cơm gia tiên những ngày Tết, con gà phải da vàng óng, đẹp, da không vỡ nát. Bí quyết là cho gà vào lúc nước nguội, sau đó luộc gà trong nước sôi lăn tăn không sủi bọt.
Để tạo cho gà có màu vàng óng, trông ngon mắt, tránh tình trạng luộc xong da bị sạm, xỉn màu thì khi gà vừa chín tới, bạn vớt ra khỏi nước sôi và ngâm ngay vào thau nước sạch, lạnh. Ngâm đến khi nào thịt gà nguội hẳn mới nhấc ra để giữ màu da không bị sậm xuống. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng mỡ gà đã thắng quệt một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt.
Trước hết bạn hãy bóc sạch lá trên một mặt bánh ra. Sau đó, bạn hãy chọn cọng lạt to để tẻ nhỏ ra, nhưng nhớ là không quá mỏng (dễ đứt), quá to (khó cắt) và giữ được độ dài gấp đôi bánh.
Bạn hãy dùng dây lạt xếp chéo nhau trên mặt bánh như hình rồi lật ngược bánh, tiếp tục bóc lá ở phần mặt sau này. Bạn vắt chéo lạt để tạo thành đường cắt qua thân bánh. Lưu ý, bạn cần nhớ thứ tự dây lạt khi đặt vào, khi cắt thì chọn dây lạt theo thứ tự ngược lại để tránh cắt lạt chồng lên nhau.
Bạn chọn giò có mùi thơm thoang thoảng, nếu quá nồng là có dùng hương liệu. Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp, khi cắt ra có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt. Giò khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, giòn giòn, mềm mềm, không có cảm giác khô rắn, không bị bã và cũng không bị bở.
Cách 1: Trước khi bỏ nhân vào lá nem, hãy phết lên một ít bia hoặc giấm sau đó mới đổ nhân vào cuốn. Cách này đảm bảo ăn giòn và màu nem lên đều đẹp.
Cách 2: Bạn có thể pha một bát nước đường loãng, dùng chổi mềm, phết một lớp nước đường nhẹ lên trên thân nem sống vừa cuốn được và bắt đầu rán trên chảo nhỏ lửa. Nem sau đó sẽ giòn rụm.
Cách 3: Trước khi rán để đĩa nem vào tủ lạnh khoảng 15-20 phút cho nem khô, khi rán sẽ giòn hơn.
Cách 4: Rán ngập dầu (nên dùng chảo sâu lòng, hoặc nồi nhỏ thì sẽ tiết kiệm dầu hơn). Khi cho dầu vào chảo thì cho thêm vài giọt nước cốt chanh. Tiếp theo đun dầu sôi và rán như bình thường. Nếu cho nước cốt chanh vào ngay từ đầu thì lúc rán không bị bắn, và vỏ nem rất giòn.
Cách 5: Rán hai lửa. Lửa 1 rán lửa nhỏ, nem chín tới, gắp ra để nguội. Lửa 2 rán lửa lớn, cho nem vào, vàng mặt vớt ra ngay.
Tốt nhất là dùng chế độ rã đông của lò vi sóng, an toàn và hiệu quả. Nếu không có, bạn nên thả vào nước lạnh pha thêm muối, nếu dùng nước thường, khi thực phẩm tan ra rất dễ hấp thụ vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Cá kho là món ăn ngày Tết ở cả 3 miền. Bạn dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh. Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.
Ngoài ra, nếu bạn muốn đánh vẩy cá được nhanh, sạch, trước hết, cho cá vào ngâm nước lạnh có pha giấm theo tỉ lệ một lít nước với hai thìa giấm, khoảng hai giờ. Như thế, khi bạn đánh vảy, vảy cá sẽ rơi ra dễ dàng.
Canh măng là món ăn phổ biến ngày Tết ở miền Bắc, bạn dùng nước gạo để ngâm măng rất mau nở và khi nấu lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, đầu tiên cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần.
Ngày Tết, tủ lạnh là nơi được ưu ái nhất. Tuy nhiên, lưu trữ nhiều loại thức ăn lâu ngày khiến tủ lạnh của bạn có mùi hôi. Trước tiên, bạn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày. Sau đó dùng bỏ cam quyts rửa sạch lau khô, để trong tủ, khi nào vỏ héo thì thay vỏ tươi vào.
Ngoài ra có thể dùng khăn bông sạch để vào ngăn trên cùng để hút mùi hoặc lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết.
Ngày Tết, việc quá chén là khó tránh. Bạn có thể sử dụng trà chanh, nước mơ muối, nước chanh muối, nước đậu xanh, nước ép cà chua, cóc, nước bột sắn dây… để giảm nồng độ cồn trong máu.
Đối với đào cành:
– Bạn nên chọn loại tán tròn, các nhánh phân bố cân đối, nhiều cành dăm nhỏ. Nụ nhiều, mập, rải đều từ đầy chí cuối. Gốc thẳng, khỏe. Nên mua đào cành sát Tết bởi chúng nhanh tàn hơn đào cây, mua trước Tết khoảng 3 ngày để mùng 1 khai Xuân chúng nở rộ.
– Với đào rừng quen với thời tiết giá lạnh, muốn hoa nở nhanh, có thể đốt gốc, bôi vôi quanh gốc, đặt cành trong phòng ấm, nhiều đèn và thả vitamin B1 vào nước cắm đào để bổ sung dưỡng chất. Nếu đào nở nhanh quá có thể kìm hãm bằng cách giữ đào trong bình lạnh chứa sỏi hoặc dùng dao cứa một vòng quanh thân đào để ngăn cản việc cung cấp dinh dưỡng cho hoa, nó sẽ nở chậm hơn.
Đối với đào cây:
– Đào trồng trong chậu nở chậm hơn đào cành. Vì thế, bạn nên mua những gốc đã có hoa sẵn. Thường xuyên tưới nước nhưng với lượng ẩm vừa đủ để đào được bền, tươi lâu. Quá nhiều nước, đào sẽ thối rễ.
– Nên chọn chậu hình tròn, chiều cao của chậu cân đối với chiều cao của cây. Không nên chọn cây có thân gốc quá nhỏ mà cành lại quá nhiều hoặc thân gốc quá cao mà cành lại ít. Đồng thời cũng cần chọn tỷ lệ thân gốc với cành phù hợp với không gian trưng bày.
– Không nên chọn cây có quá nhiều cành, cành quá dài mà hoa lại ít hoặc ngược lại. Hoa quá nhiều cũng sẽ khiến rối mắt và không tôn được dáng thế của cây.
– Người chơi mai nên quan sát từ xa để xem toàn bố cục của cây, xem nụ và hoa trên cây có phân bố đều hay không. Cần chọn những cây có hoa tươi tắn, không dập nát và không bị vặt do nở sớm.
– Trên cây mai vàng ngày Tết cần có thêm vài cành lộc. Không nên chọn cây chỉ có hoa mà phải kèm ít lá. Những cành lá này sẽ mang lại lộc vào năm mới cho gia chủ.
Theo WTT
Xem thêm: Tết facebook hay Tết gia đình, Hãy xem và cùng suy ngẫm!