Giải độc cơ thể bằng liệu pháp giác hơi ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và thực hiện sai liệu pháp này sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Giác hơi là gì?
Giác hơi là liệu pháp gây sung huyết để chữa bệnh bằng cách dùng áp suất âm trong dụng cụ giác. Những vật dụng cho một liệu trình giác hơi bao gồm: ống thủy tinh, ống nứa, lọ hoặc cốc nhỏ, bông gòn, cồn và dụng cụ kẹp bông.
Cách giác hơi khá đơn giản, chỉ cần dùng dụng cụ kẹp bông tẩm cồn, sau khi đốt cháy bông rồi hơ vào lòng ống giác. Rút phần bông gòn chát ra và úp ống giác vào chỗ xác định sung huyết là được.
Giác hơi là một trong những cách chữa bệnh hay trong Đông y, nhất là đối với các bệnh nhân khó thích ứng với thuốc hay liệu pháp châm cứu. Giác hơi có tác dụng tan ứ, tiêu sưng, lưu thông khí huyết và giảm đau.
Ngày nay, nhiều người xem đó như là một liệu pháp thư giãn. Tuy nhiên, mặt trái của liệu pháp giác hơi này là nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bỏng và một số biến chứng khác.
Đề phòng bỏng khi giác hơi
Giác hơi có nhiều tác dụng tốt và cách thực hiện liệu pháp này cũng khá đơn giản. Nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bỏng nhiệt cao. Khi giác hơi, người ta thường sử dụng cồn, lửa và những dụng cụ tương đối dễ bắt lửa. Do đó, rất dễ gây bỏng.
Nhiều người vẫn chủ quan đối với việc sẽ bị bỏng khi giác hơi, thế nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp bỏng vừa đến bỏng nặng khi thực hiện giác hơi.
Một số điểm lưu ý để giác hơi an toàn
Để việc giác hơi phát huy hết tác dụng và tránh những nguy cơ gây bỏng, cần chú ý một số điểm sau:
– Chỉ nên thực hiện ở những vùng cơ thể có cơ bắp và da thịt đầy đặn.
– Không nên thực hiện ở những vùng da mỏng, những vùng da mới bị tổn thương hoặc những vùng nhạy cảm như môi, mắt, nhũ hoa. Lưu ý, đặc biệt không giác hơi ở những vùng có mạch máu nông, dễ vỡ.
– Không giác hơi ở những nơi phong phanh gió hoặc ở phòng lạnh có điều hòa.
– Cần chọn tư thế an toàn cho người bệnh, tuyệt đối không để người bệnh nằm trên ghế bập bênh, gây nguy hiểm, dễ té ngã.
– Trong khi thực hiện liệu pháp giác hơi cả người bệnh và nhân viên y tế thực hiện cần theo dõi thường xuyên. Nếu thấy những biến chứng như nóng, căng da tại điểm sung huyết hoặc chóng mặt, đau đầu thì nên dừng lại gấp.
Nên giác hơi khi nào?
Là một trong những liệu pháp chữa bệnh tốt trong Đông y, nhưng không phải bệnh nào cũng dùng liệu pháp này được. Giác hơi tốt cho một số bệnh sau:
– Đau nhức xương khớp
– Ho kéo dài
– Cảm nóng, cảm lạnh và triệu chứng đau bụng, sôi bụng.
Những người tuyệt đối không nên giác hơi
Một số trường hợp sau tuyệt đối không sử dụng liệu pháp giác hơi để chưa bệnh, nếu không tuân thủ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong:
Một số trường hợp tuyệt đối không được giác hơi:
– Những người có tiền sử bệnh thận, phổi và những người có triệu chứng thiếu máu, xuất huyết da, thiếu tiểu cầu.
– Những người yếu thần kinh, có tiền sử bệnh tâm thần, thường xuyên căng cơ, chuột rút.
– Người có da đàn hồi kém, người quá gầy.
– Những trường hợp đang đói hoặc say rượu.
– Những người đang bị đau bụng dưới, đau thắt lưng, phụ nữ có thai và cho con bú.
– Những người đang bị sốt phát ban, có biểu hiện mê sảng và co giật.
Lanhmanh hi vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc thực hiện an toàn khi giác hơi chữa bệnh cũng như đề phòng những tai nạn hoặc biến chứng không hay xảy ra.
Chúc bạn sống vui khỏe.
Nguồn: Sức khỏe & đời sống
Video: Chữa khỏi bệnh dạ dày đơn giản qua bài thuốc của bác ấy chuyên đi làm phúc.