Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh éo le, từ bé cháu Huỳnh Trọng ơn (SN 2004, ngụ thôn Bàn Thạch, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, học sinh Trường Tiểu học số 3 Hòa Xuân Đông) đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Cách đây 3 năm, mẹ cháu bỗng phá.
Sau những tháng ngày chạy chữa cho mẹ đến khánh kiệt, cậu học trò lớp 5 phải ra chợ xổm đúc từng chiếc bánh xèo để nuôi bà già yếu, mẹ tâm thần.
Sau lần được một tờ báo quay video clip “Cậu bé lớp 5 bán bánh xèo”, cuộc sống của cháu đã thay đổi, nhưng lại buồn vì những thị phi.
Gửi lòng biết ơn cuộc đời vào cái tên
Bà Huỳnh Thị Lan (SN1963, mẹ cháu ơn) là con gái giữa trong gia đình có 3 chị em, 2 gái 1 trai. Cha mất sớm, chị em bà Lan sống cùng mẹ và em trai bị câm, tâm thần bẩm sinh. Gia cảnh đói kém, chị em bà Lan từ bé chẳng biết đến chuyện học hành.
Lấy chồng, bà Lan càng bất hạnh hơn. Cách đây 10 năm, bà gặp một người đàn ông cùng thôn. Thiếu phụ quá lứa lỡ thì gặp người đàn ông là cha của đàn con chín đứa.
Hai số phận hẩm hiu gá nghĩa vợ chồng, về chung sống với nhau chứ không cưới hỏi. Chắp vá chưa được bao lâu thì hai người nảy sinh bất hòa. Đến khi bà mang thai 8 tháng, người đàn ông đó bỏ đi theo người đàn bà khác, chẳng thèm đoái hoài đến đứa con trong bụng mẹ.
Mẹ già yếu, chị đi làm ăn xa, em trai vừa câm vừa ngơ ngẩn nên khi trở dạ sinh con, bà Lan chẳng biết nương tựa vào đâu. Bị cha bỏ rơi, Ơn được người dì họ đặt tên theo họ mẹ.
Sau ngày sinh con, mẹ con bà Lan sống nhờ vào sự cưu mang của người thân, xóm làng. Cái tên Ơn cũng là để nhắc cậu bé khắc ghi ân tình về những lon gạo, mớ rau mà mọi ngưòi san sẻ.
Trong cảnh thiếu trước hụt sau, Ơn lớn lên trong đói kém, thua thiệt. Để có tiền nuôi con, bà Lan quanh năm tảo tần làm ruộng làm nương, chặt củi đốt than đắp đổi.
Công việc nặng nhọc sau này chẳng thể làm nổi, bà chuyển đủ thứ nghề nhưng đều thất bại, nợ nần.
Rồi bà Lan chuyển sang nghề đúc bánh xèo ngoài chợ xổm đâu thôn Bàn Thạch. Cái nghề này rồi cũng trầy trật, thất bát khi cách đây 3 năm, bà Lan có biểu hiện tình thần không ổn định.
Ban đầu, dù bà vẫn còn nhận thức được nhưng thỉnh thoảng lơ ngơ, lú lẫn. Hàng bánh xèo vốn chỉ dăm bảy khách quen lại càng vắng người đến ăn, vì bà Lan đúc bánh xèo lúc nhão lúc cháy.
Ơn còn nhỏ, ban đâu chẳng thể làm thay nên vừa phục vụ bàn vừa phải nhắc mẹ đổ bánh. Dăm bữa nửa tháng, chứng bệnh bà Lan ngày một nặng, gia đình bán mảnh đất hơn 2 sào để chữa trị nhưng chẳng bớt.
Mẹ không đúc bánh được nữa, Ơn phải làm thay mẹ để lo cho gia đình.
Bà Nguyễn Thị Hạnh (SN1968, hàng xóm của Ơn) cho biết: “Nói là hàng quán nhưng thật ra chỉ là mái lều che tạm bợ trên khoảng đất trống, bên dưới là 4 cái khuôn đặt trên 4 cái lò than và mấy bộ bàn ghế nhựa sứt sẹo.
Một tay cháu Ơn vừa làm đầu bếp, đúc từng chiếc bánh, vừa phải bưng bê, chạy bàn. Người cháu gầy gò, mặt nhễ nhại mồ hôi và vết nhọ nồi, đôi mắt đỏ nhòe vì khói bếp nhưng cháu bán rất chạy hàng, dù bánh chẳng tôm chẳng thịt mà nhiều khi khó nuốt trôi. Mọi người ủng hộ là vì nếu bánh xèo bán không được thì tiền đâu cháu nuôi bà, nuôi mẹ, nuôi cậu.
Xong việc, Ơn lại cặm cụi dọn dẹp hàng quán rồi đảo quanh chợ mua con cá, miếng bầu về nấu cơm cho cả nhà. Những người bán hàng xót thương hoàn cảnh của Ơn nên người cho thêm rau, người cho thêm mắm”.
Nỗi buồn vì những thị phi
Chắc chắn cậu bé Ơn còn vất vả đúc bánh xèo nuôi cả gia đình bệnh tật, nếu như không có video clip “Cậu bé lớp 5 bán bánh xèo nuôi mẹ tâm thần, bà ngoại già yếu, cậu bệnh tật” phát trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Phú Yên, khiến nhiều người cảm động, chung tay giúp đỡ.
Bà Lan chỉ tay vào kệ sách, bàn học và tủ nhựa mói tinh, kể: “Các nhà hảo tâm cho thăng Ơn đó. Họ mua cho nhiều thứ lắm, từ sách vở, quần áo, xe đạp, cho tới bàn tủ.
Bữa trước có người tới thăm, thấy thằng Ơn đang nhóm lửa nấu cơm, khói quá chừng nên người ta mua cho cái bếp gas”.
Sau video dip trên, nhiều nhà hảo tâm ở TP.HCM, Nha Trang, Quy Nhơn, Tuy Hòa… đã đến vói Ơn. Những người không đến được thì gọi điện, gửi tiền giúp đỡ, trong đó có nhiều Việt kiều sống ở nước ngoài.
Đến thời điểm này, số tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ cháu đã lên đến gần 2 tỉ. Bà Lan cho biết: “Sau khi san sẻ cho những gia đình khó khăn, tặng một ít cho địa phương giúp đỡ những người nghèo khác, tiền mà các nhà hảo tâm cho được cất trong tài khoản, để lo cho thằng Ơn ăn học sau này.
Bây giờ, mấy mẹ con, bà cháu nhận tiền lãi hàng tháng mà sống. Không ngờ ông trời thương, đưa nhiều nhà hảo tâm tới giúp đỡ. Được ăn uống đầy đủ, thằng Ơn có da có thịt, không ốm như trước, cũng không còn phải đúc bánh xèo bán kiếm tiền lo bữa rau bữa cháo. Sức khỏe của tôi đã tốt lên rất nhiều sau một thòi gian được trị bệnh”.
Tuy nhiên, từ khi trở thành “tỷ phú”, bé ơn lại buồn vì những thị phi. Một số người hàng xóm lúc đầu tỏ ra thương cảm, sau đó thấy gia đình Ơn được cho quá nhiều tiền thi đâm ra ganh ghét.
Lại có người tìm đến gia đình Ơn đang ở, chụp ảnh ngôi nhà đưa lên mạng để “mọi người biết sự thật về ngôi nhà của Ơn”.
Có người thấy mẹ Ơn đã tình táo, liền đơm đặt rằng phóng viên bịa chuyện, dàn dựng. Họ không hề biết rằng sau khi được các nhà hảo tâm giúp đỡ, mẹ Ơn mới có tiền tiêm thuốc điều trị, mỗi mũi thuốc 500 ngàn đồng.
Sau mấy lần tiêm thuốc kết hợp với uống, mẹ Ơn mới được khỏe hơn.
Bà Hạnh cho biết: “Họ ganh ghét cháu Ơn đến mức có người tìm đến nhà gặp, ghi ra mấy bài toán rất khó và bảo cháu giải. Ơn chỉ giải được 2 bài. Sau đó họ cho Ơn 3 điểm rồi chụp hình đưa lên mạng, kèm lời bình mỉa mai về việc Ơn là “học sinh giỏi”.
Nghe những lời bà Hạnh nói, chúng tôi đã hiểu vì sao khi gặp Ơn và hỏi: “Được rất nhiều người giúp đỡ, có rất nhiều tiền, chắc hẳn cuộc sống của cháu thay đổi với nhiều niềm vui?”
Cậu học trò lóp 5 thành thật trả lời: “Cuộc sống tốt hơn rất nhiều nhưng mà cháu không vui. Nhiều người họ nói cháu lợi dụng nhà hảo tâm để có tiền, mà cháu đâu có làm như vậy. Nhờ clip của chú phóng viên chứ cháu đâu lợi dụng ai. Tài khoản ở ngân hàng mấy chú cũng làm giúp, chứ cháu đâu biết làm”.
Tấm lòng thảo thơm của bé Ơn
Được nhiều người có tấm lòng nhân ái giúp đỡ, cháu Ơn đã san sẻ niềm vui của minh cho những người nghèo khác:
– Tặng 50 triệu đồng cho các học sinh nghèo vượt khó trong chương trình “Đom đóm thắp sáng tương lai Phú Yên
– Trao 20 triệu đồng cho xã Hòa Xuân Đông hỗ trợ trẻ em nghèo.
– Trao 25 triệu đồng cho Trường Tiểu học số 3 Hòa Xuân Đông, nơi Ơn đang học, để hỗ trợ các em học sinh nghèo.
– Tặng chiếc xe đạp đã qua sử dụng cho một bạn nghèo cùng xã.
– Tặng lại toàn bộ số tiền mà các nhà hảo tâm gửi thông qua địa chỉ Đài PT-TH tỉnh Phú Yên, kể từ sau tháng 10/2014, cho các hoàn cảnh khó khăn trong chương trình “Nhịp cầu nhân ái”.
– Tặng 1,6 triệu đồng cho 4 bạn nghèo cùng trường, khi một nhà hảo tâm tìm đến trương thăm Ơn và cho cậu 2 triệu đồng.
– Ngay 81212015, tại hội trường UBND TP Tuy Hòa, bé Ơn trao 60 suất quà Tềí cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nguồn Tạp Chí Sao
Video: Chữa khỏi bệnh dạ dày đơn giản qua bài thuốc của bác ấy chuyên đi làm phúc.