Có độ ngọt gấp 500 lần đường cát, hóa chất gây ung thư gan, thận, trẻ ngu đần này đang được dùng hàng ngày trong thực phẩm

Có vị ngọt và tạo độ sánh gấp 500 lần của đường cát thông thường, loại hóa chất này đang được 1 số cơ sở kinh doanh chè, nước mía, nước sâm thậm chí những quán ăn lớn dùng để nấu lẩu bán cho thực khách hàng ngày. Vậy hóa ra mỗi ngày chúng ta đang ăn hóa chất chết người mà không biết sao.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Tôi có 1 người quen làm tạp vụ ở 1 quán ăn ở TPHCM, chị cho biết ở đây bán mỗi cái lẩu chỉ có mấy mươi nghìn, nhưng ăn vô coi chừng có ngày chết tức tưởi. Hỏi sao lại vậy chị cho biết, nước lẩu thực chất không được nấu bằng xương, nêm đường đâu, chủ yếu là hóa chất tạo ngọt và thêm các vị là có ngay nồi lấu thơm ngon. Ví dụ như lẩu thái có sẵn vị lẩu thái cộng với chất tạo ngọt là xong.

3605053_duong_mut_Tinhte_4
Đường hóa học

Một nồi nước lẩu lớn đôi khi phải dùng đến mấy chục ký xương mới có độ ngọt đằng này chỉ cần dùng 1 gói tạo ngọt mấy chục nghìn, rẻ bèo là có cảm một nồi mấy chục lít nước lẩu, lời gấp trăm nghìn lần, tội vạ gì không làm. Giờ quán nào chả làm như vậy.

Chưa hết chất tạo ngọt này còn len lỏi vào các quán chè bình dân.. Một người phụ nữ có nghề bán chè mấy chục năm, bà Sáu (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho hay, muốn nấu chè thật ngon, ngọt mà tiết kiệm, để được lời cao, cứ dùng đường hóa học giá rẻ. Bà chia sẻ công thức nấu chè đậu trắng, để tạo độ sệt, trong thì dùng đường cát pha thêm đường hóa học sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng y hệt nấu chè bằng đường cát.

Cụ thể, công thức nấu bằng đường cát là: đậu 1.000 g, nếp, cốt dừa, đường cát 1.200 g. Công thức nấu bằng đường hóa học: đậu 1.000 g, nếp, cốt dừa, đường cát 800 g, đường hóa học 4 viên, tiết kiệm được gần 8.000 đồng so với dùng toàn đường cát.

Là một người “nghiền” món chè vỉa hè, tôi cũng từng là nạn nhân. Tôi thường xuyên ăn chè vào mùa hè cùng các bạn, vì ngon, mát, giá lại rẻ. Nhưng một hôm thấy bà chủ quán chè bỏ mấy cục trắng như những viên thuốc vào nồi chè, rồi quấy đều múc ra cho khách ăn luôn. Thấy lạ, em hỏi thì được bà chủ quán chè cười tươi rói trả lời: “Đây là đường mía cô đọng lại cho ngọt…”. Qua tìm hiểu, đây chính là đường hóa học, từ đấy tôi sợ nên “tẩy chay” món chè ưa thích”.

Chưa hết, chè thông thường còn vậy, nếu chè 7 màu hoặc nhiều màu săc còn kinh khủng hơn nữa, vì đa phần các màu sắc trên đều sử dụng chất hóa học để tạo màu. Vậy thử nghĩ 1 ly chè khi chúng ta ăn vào sẽ có bao nhiêu hóa chất độc hại trong đó.

Trở lại chất tạo ngọt đang làm mưa làm gió hiện nay có tên là Cyclamate. Theo các chuyên gia y tế cho biết, loại đường hóa học này không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Ăn phải loại đường này có nguy cơ bị ung thư và tiểu đường.

Được biết chất sodium cyclamate là một chất hóa học đang được cấm sử dụng hiện nay. Sở dĩ các chủ quán ăn, quán chè ừa chuộng chất cyclamate vì hai yếu tố: nó ngọt gấp 500 lần đường mía, nhập khẩu chủ yếu từ biên giới phía Bắc, giá thành hạ, phí vận chuyển thấp, mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Trong khi đó, chất tạo ngọt cyclamate vào cơ thể được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi, dị dạng bào thai trên thực nghiệm.

Các loại đường hóa học này rất dễ mua, giá thành rẻ mà đa dạng chủng loại. Ngoài loại đường có bao bì Tang Jing còn có loại đường hiệu Bốn Cây Mía đều có bao bì ghi bằng tiếng Trung Quốc và thông tin rất mập mờ, không có thành phần, hạn sử dụng và nơi sản xuất.

Ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều.

images959747_DUONG_HOA_HOC_1
Các gói chất tạo ngọt bán tràn lan trên thị trường

Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học

Một điểm nguy hiểm là loại đường này rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Vì vậy, người bán thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn và đỡ đắng. Đường hóa học tạo vị ngọt lợ sau khi ăn, đặc biệt là khi uống nước lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trong miệng.

Các chuyên gia tư vấn, khi ăn chè tại các cửa hàng bên ngoài, cần để ý đến màu sắc và mùi vị của loại chè đó. Các loại màu hóa học thường đậm và bền màu hơn các hương liệu tự nhiên. Hơn nữa, nếu ngửi thấy cốc chè có mùi quá thơm cũng cần phải lưu ý, vì mùi tự nhiên sẽ thơm nhẹ, thoang thoảng chứ không “nồng nặc” như một số hóa chất tạo hương thơm.

Ngoài ra, độ ngọt của cốc chè cũng “tố cáo” việc cửa hàng đó có sử dụng đường hóa học hay không. Đường tự nhiên có vị ngọt thanh, còn đường hóa học ngọt đậm, đôi khi ăn xong có cảm giác ngọt sắc ở cổ họng. Người dùng cần để ý các dấu hiệu trên để tránh ăn phải chè “tẩm độc”, gây nguy hại đến sức khỏe.

Tác hại khi dùng đường hóa học

Một số loại đường hóa học có tác hại nhất định đến cơ thể con người. Nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây hại tới chức năng thận.

Đối với trẻ em, đây là lứa tuổi đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển trí não và chiều cao nên việc sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, thậm chí sinh ra bệnh tật hay suy dinh dưỡng, hoặc trí não không phát triển bình thường…

Bên cạnh đó chức năng thải độc của gan, thận của trẻ em đều kém nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Một số trẻ tự nhiên biếng ăn bởi những chất ngọt “dởm” cản trở khả năng hấp thu protein, sắt, kẽm khiến trẻ chậm lớn.

Đáng chú ý nhiều khách hàng vẫn tự dối mình là chè ngon, lẩu ngọt, bổ, rẻ cho dù biết rõ là chúng độc hại, bẩn thỉu như thế nào?

Theo WTT

Xem thêm: Sức tàn phá đáng sợ của một ly rượu lên cơ thể con người.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…