Cha mẹ sinh và nuôi chồng chứ có nuôi con dâu đâu mà bắt con dâu phải nuôi, phải báo hiếu

Hôm trước mẹ chồng vừa gọi cho chồng tôi, than thở về chuyện của ông bà nội (tức ông cố của con tôi). Nghe xong, chồng tôi lại thừ người ngồi cả buổi. Thấy thế, tôi cũng biết chuyện gì rồi. Ngoài chuyện mượn tiền (mà chả biết đời nào trả) cho ông bà ra thì còn chuyện gì nữa đâu.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Hồi mới cưới, tôi cũng biết gia đình chồng không sung túc lắm nên tôi cũng chẳng đòi hỏi nhà chồng phải phụ tiền cưới xin hay mua nhà, nuôi con. Tôi xác định với chồng rằng hai vợ chồng từ cày, tự ăn, không nhờ cậy ai.

Thu nhập của tôi cao hơn chồng nên hầu hết những gì chúng tôi có là do tôi mua với sự hỗ trợ của nhà tôi. Chính vì thế, ba mẹ chồng cũng ngại, ít khi nhờ vả tôi. Hàng năm, lễ tết tôi vẫn gởi tiền, mua quà cho hai gia đình. Vì thế, ông xã tôi cũng chẳng có ý kiến gì với tôi về chuyện tiền nong.

Mỗi lần cần tiền để lo cho ông bà ở quê, ba mẹ chồng tôi thường gọi hỏi ông xã tôi. Mà ông xã tôi thì làm chưa đủ xài lấy gì gởi, thế là tôi cũng phải lo nốt khoản này. Trước đây còn son rỗi thì không sao, chứ bây giờ thì tôi rất kẹt. Bởi tôi mới sinh con nên tôi nghỉ làm cả năm, bao nhiêu tiền tiết kiệm đều xài trong khoảng thời gian sinh nở và chăm con.

Giờ dù tôi đi làm lại nhưng thu nhập giảm mạnh lại phải lo cho con đi học, tã sữa nên tôi chẳng đủ sức chu cấp cho nhà chồng nữa. Vả lại giờ tôi cũng phải để dành tiền lo cho con cũng như mua nhà chứ có con rồi mà ở cái nhà chút tí, không có phòng riêng thì thật là hơi tù túng và khó chịu. Thế mà, nhà chồng có vẻ chẳng quan tâm lắm, còn tỏ ý chê trách tôi. Thật là mệt đầu vô cùng.

Tôi kể cho bạn bè tôi nghe về chuyện khó xử nhà tôi, thì bạn tôi mới nói hoàn cảnh nó cũng chả khá gì hơn tôi. Thúy, bạn tôi bảo, ba mẹ chồng nó còn ghê gớm hơn khi mà hàng năm khi nó về quê chồng là nhận được một cái list dài tiền “đi đám” của ông bà bao gồm tiền đi đám cưới, đám ma, chúc Tết họ hàng, rồi chia cho ba anh em trai nhà chồng lo trả. Ông bà nói: “Ba mẹ nuôi tụi mày khôn lớn, giờ tụi mày phải báo đáp lại”.

Thúy bảo nhìn cái list đó mà nó uất gần chết. Nó bảo, hàng năm đã phải lo tiền gởi về quê, rồi lễ tết, thậm chí em út cưới thì nó cũng phải lo hàng chục triệu vì chồng nó là con lớn. Trong khi đó, nhà chồng nó không hề phụ giúp hay hỗ trợ gì vợ chồng nó. “Thế mà đến tiền đi đám cưới của ông bà cũng bắt con cháu trả thì tao chịu không nổi”.

Tôi biết nhiều người cho rằng con dâu cưới chồng rồi là phải lo cho nhà chồng và rằng: “Không có ba mẹ thì làm gì có chồng cho mà cưới”. Thế nhưng, tôi xin lỗi, ba mẹ chồng sinh và nuôi chồng chứ có nuôi con dâu đâu mà bắt con dâu phải nuôi, phải báo hiếu. Trong khi đó, con rể có bao giờ quan tâm đến nhà vợ không. Thế không có ba mẹ vợ thì có vợ cho mà cưới, mà hầu hạ chồng và nhà chồng à. Ở đâu ra cái tư tưởng là cưới dâu về để lo cho nhà chồng vậy. Ai ném đá thì tôi chịu chứ tôi không dung nạp được cái tư tưởng này.

Thúy bảo, sau hai ba năm đầu như vậy thì nó đã nói thẳng với chồng rằng: “Cha mẹ ai người đó lo. Tất cả cứ chia đều chia đủ. Vợ sinh con, đẻ cái rồi, chồng phải có trách nhiệm đóng góp nuôi con và các chi phí trong gia đình. Vợ đi làm lo tiền chợ búa, chăm con. Còn lại muốn cho nhà mình bao nhiêu thì tự kiếm tiền lấy mà cho”.

Tôi có một cô bạn khác cũng thế. Hai năm đầu lấy chồng, hai vợ chồng ở riêng, làm việc trên thành phố, thu nhập cũng chỉ vừa đủ ăn. Anh chồng làm được 6 triệu một tháng thì tiêu hết 8 triệu. Thế mà, cả nhà chồng cứ tưởng con trai làm được nhiều lắm. Suốt ngày gọi điện đòi hết tiền này đến tiền khác. Chồng nó sĩ diện cũng bắt vợ phải chi để mình nở mặt nở mày.

Nó bảo: “Tao về quê chả ai coi ra gì vì nghĩ tao làm được chả bao nhiêu, còn toàn tiền chồng làm. Tao cũng nhịn vì muốn yên nhà yên cửa”. Thế nhưng, nhà chồng được đằng chân lân đằng đầu, ngày càng đòi hỏi đến lúc nó bực lên quyết không chi xu nào thì hai vợ chồng cãi nhau to. Nó dọn ra khỏi nhà để cho chồng nó “chừa”. Ai dè nó mới đi 2 tuần thì chồng nó đăng hình đi chơi, tình cảm với đứa con gái khác.

Điên tiết, nó gọi cha mẹ mình gọi ông bà già chồng lên nói chuyện, đòi chia tay. Sau khi đông đủ cả nhà, nhà chồng nó còn to tiếng cho rằng nó bỏ chồng thì chồng nó đi tìm gái chả có gì sai. Rồi rằng nó đã không làm được tiền nhiều mà còn “bắt nạt” chồng này nọ.

Thế là nó quăng cho cái sổ chi tiêu cùng tài khoản ngân hàng vào mặt cả nhà chồng. Trong đó, liệt kê từng khoản chồng nó nộp vào và lấy ra. Nhìn vào cái sổ chi tiêu cả nhà chồng nó tái mặt khi thấy nó liệt kê rõ ràng, một tháng chồng nó gởi vào được 6 triệu thì rút ra 8-10 triệu chi tiêu riêng, chữa bệnh (chồng nó bị bệnh mãn tính điều trị thường xuyên) và gởi về nhà chồng. Nó bảo: “Con không muốn tính toán nhưng ba mẹ hãy xem con trai ba mẹ làm được bao nhiêu. Tiền chồng làm ra không đủ nuôi ổng, con còn phải bù, rồi tiền ăn uống, chi phí điện nước trong nhà là con bao thầu hết. Vậy mà giờ lại đổ đốn ra vậy à? Ok, chia tay đi!!”

Nó bảo, sau hôm đó, cả nhà chồng xin lỗi và bắt chồng nó cắt đứt ngay với con kia. Sau lần đó, chồng nó chuyển việc lương 20 triệu/tháng, nhà chồng cũng không bao giờ dám nhắc tới việc xin tiền hay việc nó nghèo nữa. Giờ thì nó hạnh phúc lắm với cậu con trai kháu khỉnh. Nó bảo: “May mà tao làm một trận rùm beng vậy cho cả nhà chồng sáng mắt chứ không thì giờ vẫn khổ rồi”.

Tôi nói thật, giờ phụ nữ làm ra tiền không thua gì đàn ông, hoặc có ít hơn thì cũng là “của chồng công vợ” khi mà quán xuyến, lo lắng trong ngoài để chồng yên tâm làm việc. Thế nhưng, hầu như nhà chồng luôn cho rằng con trai mình mới tài giỏi, còn con dâu thì “chả là gì”. Có nhiều người còn dạy con: “Cha mẹ chỉ có một nhưng vợ không con này thì con khác”. Thật quá nản.

Vậy nên phụ nữ cần phải mạnh mẽ hơn, cần phải độc lập trong tài chính và cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Tôi không nói phụ nữ phải bỏ bê nhà chồng nhưng tôi đồng ý với quan điểm “Cha mẹ ai người đó lo”.

Related Posts

Một khi đàn bà đã cạn nghĩa thì đàn ông đừng mong hàn gắn

Trong một gia đình, một mái ấm thì người hy sinh, người dốc tâm dốc sức nhiều hơn luôn là phụ nữ. Thank you for reading this…

Rốt cuộc, kết hôn để làm gì? Hãy lắng nghe câu trả lời thật lòng của một phụ nữ…

Hiện nay, theo thống kê, cứ 10 người có đến 7, 8 người mang trong mình tâm lý sợ kết hôn đặc biệt là phụ nữ. Hãy…

Tuổi 25: Chẳng có mối quan hệ nào lâu dài, những mối quan hệ mới lại quá chông chênh

25 tuổi, tuổi của những con người chưa thật sự lớn cũng chẳng phải tuổi của sự bé bỏng dại khờ. Đây vẫn là lứa tuổi khiến…

Với tôi, chỉ bố mẹ và con là không bỏ được, còn chồng: ‘Tốt thì ở, lệch sóng giải tán luôn’!

3 tháng trước, lúc tôi vừa đi làm về, chuẩn bị dắt xe vào nhà thì một cô gái trẻ từ đâu bước xuống taxi, mặt mày…

Im lặng không có nghĩa là không nói gì, mà là để giữ lấy cơ hội ngàn vàng

Người khôn ngoan không bao giờ phải tìm kiếm sự hơn thua trong lời nói, họ chỉ cần im lặng cũng chứng minh được bản lĩnh.Thank you…

Không cần thanh minh với người khác làm gì, hãy là chính mình một cách tốt nhất

Sinh ra làm thân người, chúng ta có thể thất bại, nhưng không thể thất bại mà không có khí chất, hay thậm chí ngay cả việc…