Bỏ 6 thói quen đeo tai nghe này nếu không muốn bị điếc

Tai nghe là vật dụng phổ biến, nhất là với những người yêu âm nhạc, đi đâu bạn cũng có thể nhìn thấy chúng. Tuy nhiên có những thói quen đeo tai nghe không tốt, thậm chí có thể gây điếc, mà bạn nên tránh.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Có những thói quen đeo tai nghe không tốt cho tai.
Có những thói quen đeo tai nghe không tốt cho tai.

1. Nghe nhạc quá lớn

Một số người thường có thói quen nghe nhạc ở mức maximum, cứ như thể nếu nghe nhỏ hơn âm nhạc sẽ không chạm được vào tâm hồn họ vậy.

Tuy nhiên, việc nghe nhạc ở cường độ trên 85 dB sẽ khiến màng nhĩ xuất hiện những lỗ rách li ti. Chúng có thể tự liền lại khi ta ngừng nghe nhạc và ngày càng rộng ra nếu nghe nhạc liên tục ở cường độ cao.

2. Nghe nhạc quá lâu

Nghe nhạc là một cách thư giãn hiệu quả nhưng ban không nên nghe quá lâu nếu không muốn bí điếc.
Nghe nhạc là một cách thư giãn hiệu quả nhưng ban không nên nghe quá lâu nếu không muốn bí điếc.

Có thể bạn không có thói quen nghe nhạc quá lớn, nhưng lại hay nghe nhạc trong thời gian dài, có thể là 2 tiếng, 5 tiếng hoặc cả ngày.

Nếu nghe nhạc quá to “chỉ” làm thủng màng nhĩ, và nó có thể tự liền lại khi bạn ngừng thói quen xấu đó thì việc nghe nhạc quá lâu sẽ đem lại hậu quả đáng sợ hơn.

Hệ thống tiền đình-ốc tai là cơ quan chịu trách nhiệm thăng bằng và tiếp nhận xử lý âm thanh cho cơ thể. Khi nghe nhạc liên tục, áp lực âm thanh lên hệ thống này sẽ rất lớn, làm teo các mạch máu nuôi dưỡng nó. Lâu ngày, sẽ gây điếc không thể hồi phục hoặc rối loạn tiền đình với triệu chứng là các cơn chóng mặt.

3. Đeo tai nghe khi ngủ

Ngủ là lúc bộ não tự làm mới sau một ngày làm việc. Điều này đòi hỏi một không gian tuyệt đối yên tĩnh, bất kỳ kích thích nào đều sẽ phản ánh trong giấc mơ và thông thường thì chúng là ác mộng. Điều này khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và hôm sau bạn sẽ bắt đầu ngày mới với trạng thái mệt lả.

Ngoài ra, việc đeo tai nghe cả đêm cũng gây ảnh hưởng xấu cho đôi tai như đã nói ở trên.

Nếu có thói quen nghe nhạc lúc ngủ thì bạn nên chuyển qua nghe bằng loa ở mức âm lượng thấp với những bản giao hưởng êm ái.

Nghe nhạc khi ngủ có thể khiến bạn gặp ác mộng.
Nghe nhạc khi ngủ có thể khiến bạn gặp ác mộng.

4. Đeo tai nghe khi tai vẫn đang ướt

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn về nhà ăn cơm tắm rửa và đeo tai nghe khi tai còn ẩm ướt, bạn có thói quen đó không? Nếu có thì bạn đang tự tạo phiền phức cho đôi tai của mình.

Môi trường ẩm ướt không thông thoáng là điều kiện rất tốt để các loại vi sinh vật phát triển, đặc biệt là nấm. Nấm tai là căn bệnh khá phổ biến, dù không cấp tính như nhiễm khuẩn nhưng nấm tai rất dai dẳng khó trị và hay tái phát. Triệu chứng chính của nấm tai là ngứa, nếu bạn ngoáy tai mạnh sẽ là làm rách xước niêm mạc tai, lúc này vi khuẩn sẽ thừa cơ xâm nhập gây đau nhức.

5. Lười vệ sinh tai nghe

Ráy tai là một sản phẩm bài tiết có chứa nhiều vi khuẩn của niêm mạc tai, chúng tự bong và rơi ra ngoài thường xuyên để đảm bảo cho tai luôn sạch sẽ. Nên khi đeo tai nghe hiển nhiên ráy tai sẽ bám vào khiến nó không còn sạch sẽ nữa. Ngoài ra, ráy tai còn làm giảm chất lượng âm thanh của tai nghe.

Vì vậy vệ sinh tai nghe là điều cần thiết. Bạn có thể trộn vài giọt chất tẩy rửa (như nước rửa chén) với nước ấm, sau đó lấy 1 mảnh vải hay tăm bông thấm hỗn hợp trên rồi lau sạch. Nên nhớ không được lau chùi quá lâu vì nước sẽ làm hỏng bo mạch điện tử của tai nghe.

tinhhoa-net-xplmkx-20160825-bo-6-thoi-quen-deo-tai-nghe-nay-neu-khong-muon-bi-diec
Nên vệ sinh tai nghe thường xuyên.

6. Dùng chung tai nghe

Ống tai là 1 khoang rỗng tự nhiên chứa nhiều không khí để dẫn truyền âm thanh vào màng nhĩ. Trong ống tai luôn có nhiều vi khuẩn sống cộng sinh không gây bệnh.

Tuy nhiên, vi khuẩn cộng sinh ở mỗi người là khác nhau, có loài không gây bệnh cho người này nhưng có thể gây bệnh cho người kia. Vì vậy việc dùng chung tai nghe với ai đó chính là bạn đang “trao đổi” vi khuẩn với họ. Điều này rất không tốt, tai nghe nên là vật dụng của cá nhân mỗi người.

Nguồn: Tinhhoa

Xem thêm: Bài thuốc đơn giản, dễ làm trị thiếu máu, kém ăn, suy nhược cơ thể

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…