10 nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới

Từ rụng trứng không thường xuyên đến chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng cũng có thể là các nguyên nhân gây vô sinh mà ít người để ý tới.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Mặc dù ngày nay, chúng ta có kiến thức nhiều hơn về các nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh so với cách đây 10 năm, nhưng với các chuyên gia y tế, đây vẫn là một căn bệnh vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất có những nguyên nhân chính dẫn tới vô sinh ở nữ giới dưới đây:

1. “Tại chồng”

Theo chuyên gia về sinh sản nổi tiếng – tiến sĩ William Schoolcraft, người sáng lập Trung tâm Y học sinh sản Colorado – thì nguyên nhân hàng đầu của vô sinh chính là bắt nguồn từ nam giới. Nguyên nhân này chiếm một con số khổng lồ từ 30 đến 40% các vấn đề vô sinh ở các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy theo mức độ của nó. Một trong những biện pháp điều trị thường được khuyên dùng cho những nam giới có số lượng tinh trùng ít hoặc tinh trùng có tốc độ di chuyển chậm là thụ tinh ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng trưởng thành (ICSI).

ICSI được khuyên áp dụng cho những trường hợp tinh trùng chồng kém chất lượng hoặc bệnh nhân có bất thường thụ thai trước đó.
ICSI được khuyên áp dụng cho những trường hợp tinh trùng chồng kém chất lượng hoặc bệnh nhân có bất thường thụ thai trước đó.

2. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh mà lớp tế bào nội mạc tử cung (lớp niêm mạc tử cung) mọc “lạc chỗ” ra bên ngoài tử cung gây nên sự tắc nghẽn ở vòi trứng, khiến trứng và tinh trùng không gặp được nhau, hoặc trứng đã thụ tinh bị chặn khi đi xuống ống dẫn trứng (gây chửa ngoài tử cung). Triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là đau nặng trong kì kinh nguyệt, đau khi giao hợp và co thắt từ nặng đến nhẹ khi hành kinh.

Cách duy nhất để biết được liệu bạn có bị lạc nội mạc tử cung không là thông qua nội soi, bạn cũng có thể loại bỏ các u nang qua phẫu thuật nội soi và có thể thụ thai từ 6 đến 8 tháng sau khi phẫu thuật. Nếu không, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh ống nghiệm trong trường hợp nặng.

3. Rối loạn rụng trứng

Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở phụ nữ, chiếm từ 20 đến 40%. Rối loạn rụng trứng là khi sự rụng trứng không xảy ra, hoặc xảy ra không đều (có thể ba tháng mới rụng trứng một lần). Có rất nhiều lý do gây ảnh hướng đến chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ, có thể là do mất cân bằng nội tiết tố, tập thể dục quá nhiều, quá căng thẳng, sụt cân hoặc tăng cân quá mức. Tức là, bất cứ điều gì “quá” đều không tốt cho hệ thống sinh sản của bạn.

Rối loạn rụng trứng có thể được điều chỉnh bằng các loại thuốc uống như Clomid. Bạn sẽ được khuyên dùng thuốc uống kích thích rụng trứng Clomid trước khi chuyển sang thụ tinh nhân tạo (IUI). Với những phụ nữ lớn tuổi, các bác sĩ thường khuyên nên áp dụng biện pháp thụ tinh ống nghiệm để có tỉ lệ thành công cao hơn.

Chu kỳ rụng trứng thất thường là một trong những dấu hiệu cho thấy có vấn đề bất ổn xảy ra đối với các cơ quan sinh sản của bạn, có thể dẫn đến bệnh vô sinh.
Chu kỳ rụng trứng thất thường là một trong những dấu hiệu cho thấy có vấn đề bất ổn xảy ra đối với các cơ quan sinh sản của bạn, có thể dẫn đến bệnh vô sinh.

4. Quá béo hoặc quá gầy

Khi cơ thể quá thừa cân hoặc quá thiếu cân cũng có thể gây rối loạn chức năng nội tiết tố. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục quá nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của nữ giới. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có các tư vấn dinh dưỡng cần thiết như bổ sung dầu cá, vitamin D, chế phẩm sinh học, vitamin… giúp tăng chất lượng trứng, giúp quá trình thụ thai diễn ra hiệu quả hơn.

5. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là một kiểu rối loạn chức năng rụng trứng rất phức tạp và không phải người bệnh nào cũng có cùng biểu hiện như nhau. Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa năng mà không hề biết mình có bệnh vì các biểu hiện của bệnh trải trên một phạm vi rộng, dường như không có liên quan gì đến nhau như rụng trứng thưa, không rụng trứng, rối loạn chu kì kinh nguyệt, tăng cân, trứng cá, lông rậm hơn bình thường…

Một trong những đặc điểm thường gặp ở phụ nữ mắc bệnh PCOS là sự gia tăng nồng độ hormone nam trong máu, vì thế, nếu bạn tăng cân, lượng testosterone tự do sẽ tăng lên, khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn. Do đó, cách tốt nhất để điều trị PCOS là tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng khả năng mang thai.

Một chế độ ăn uống nhiều chất béo đơn không bão hòa, giàu đạm thực vật, nhiều chất xơ, ít tinh bột rất có lợi cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Một chế độ ăn uống nhiều chất béo đơn không bão hòa, giàu đạm thực vật, nhiều chất xơ, ít tinh bột rất có lợi cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

6. Stress

Nếu một người phụ nữ phải đối phó với mức độ căng thẳng quá mức có thể gây ra sự ức chế chức nặng ở vùng dưới đồi là nơi kiểm soát các tuyến yên, từ đó kiểm soát tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và sau đó dẫn tới sự rối loạn trong chu kì kinh nguyệt. Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên tìm cách kiểm soát mức độ căng thẳng của mình ngay từ đầu bằng cách nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý, yoga, thiền hoặc các hoạt động thích hợp khác để giảm stress trước khi nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ sản khoa.

7. Tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh ở nữ giới, chiếm tới 25 – 30% nguyên nhân hiếm muộn. Bệnh này có thể là hậu quả của viêm nhiễm phụ khoa, lạc nội mạc tử cung, nạo phá thai không an toàn, thậm chí nó xảy ra cả với những trường hợp không vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào bên trong vòi trứng, gây viêm, tắc. Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà các bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật tái tạo vòi trứng hoặc can thiệp theo hướng kẹp đốt hoặc phẫu thuật cắt bỏ hai tai vòi trứng để giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài tử cung khi thụ tinh ống nghiệm.

Một phần của việc xác định nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới là kiểm tra xem liệu vòi trứng của bạn có bị tắc do viêm nhiễm hay không.
Một phần của việc xác định nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới là kiểm tra xem liệu vòi trứng của bạn có bị tắc do viêm nhiễm hay không.

8. Tuổi tác

Tuổi tác là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Phụ nữ khi sinh ra có trung bình từ một đến hai triệu quả trứng. Số trứng này mất dần đi hàng tháng, cả về số lượng và chất lượng. Vào tuổi dậy thì, chúng ta chỉ còn khoảng 300.000 quả và chỉ có 300 quả sẽ trưởng thành và rụng trong quá trình rụng trứng. Cứ như vậy, khi bạn đạt đến thời kì mãn kinh vào khoảng độ tuổi 51, cơ thể bạn sẽ không còn trứng.

Sự mất liên tục của trứng giống như quá trình lão hóa, tức là tuân theo tự nhiên và không thể đảo ngược, tức là bạn không thể làm cho trứng nhiều lên. Chính vì điều này mà tỉ lệ vô sinh ở phụ nữ 35 tuổi trở lên cao hơn những người phụ nữ khác. Công việc của các bác sĩ điều trị vô sinh là cố gắng để giữ trứng của bạn ở trạng thái tốt nhất có thể cùng lời khuyên về chế độ ăn uống đảm bảo chất lượng trứng như các loại dầu cá, vitamin D, CoQ10 và các vitamin khác.

9. Thiếu hụt Progesterone

Progesterone là một hormone steroid chủ yếu được tiết ra từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, giúp trứng làm tổ và duy trì thai sản. Sự thiếu hụt progesterone trong giai đoạn này của chu kỳ kinh nguyệt được gọi là tình trạng suy hoàng thể (LPD), dẫn đến rối loạn sự phát triển của niêm mạc tử cung, gây khó thụ thai. Để chữa trị tình trạng này, các bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung progesterone ở dạng thuốc viên, thuốc đặt âm đạo hoặc tiêm.

Vai trò của progesterone và sự thiếu hụt progesterone trong khả năng sinh sản là một chủ đề gây tranh cãi trong hơn 30 năm qua.
Vai trò của progesterone và sự thiếu hụt progesterone trong khả năng sinh sản là một chủ đề gây tranh cãi trong hơn 30 năm qua.

10. Thuốc lá

Những phụ nữ hút thuốc trong thời gian dài có dẫn tới việc rụng trứng không thường xuyên, tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Vì vậy, nếu đang cố gắng có thai, bạn nên từ bỏ thói quen này trước đó ít nhất vài tháng. Cơ thể bạn càng khỏe mạnh thì khả năng có thai càng cao hơn và thai kì càng khỏe hơn.

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra vô sinh, trong đó có những nguyên nhân không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên những cặp vợ chồng dưới 35 tuổi nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ nếu sau 12 tháng không sử dụng các biện pháp tránh thai mà vẫn không có thai. Còn đối với những phụ nữ trên 35 tuổi, thời gian để tìm sự giúp đỡ là sau 6 tháng cố gắng thụ thai tự nhiên mà không có kết quả. Bạn càng sớm có chẩn đoán đúng bệnh, bạn càng có cơ hội thụ thai cao hơn.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…