Cách chữa nanh sữa cực hiệu quả ở trẻ sơ sinh

Cách chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ hết cảm giác đau lợi khi bú mẹ sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là nang lợi ở trẻ sơ sinh. Nó có tên khoa học là Gingival Cyst of Newborn hay nang lá răng (Dental Lamina Cyst). Đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh. Nanh sữa ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng sau khi sinh.

Cách chữa nanh sữa ở trẻ, giúp trẻ bớt quấy khóc.

Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi, và nó xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mọc nanh sữa

Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin (một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa) màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm.

Cach-chua-nanh-sua-o-tre-so-sinh-blogtamsuvn-3
                                                       (Ảnh minh họa)

Nếu ở vòm miệng thì đó là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai khiến nanh xuất hiện.

Các biểu hiện của nanh sữa

Các biểu hiện lâm sàng chẳng hạn như một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang này thường vào khoảng từ 2 – 3mm. Nanh thường tự vỡ và tan biến mà không để lại dấu vết.

Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.

Cách chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị nanh sữa, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì chẳng giúp trẻ hết được tình trạng này. Trước tiên, cha mẹ cần xem xét, cần đánh giá xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ có quấy khóc, sốt bỏ bú hay không. Nếu không có những dấu hiệu trên thì cha mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Bên cạnh đó cha mẹ cần theo dõi, nanh sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Nếu có dấu hiệu nanh nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hay nhể nanh.

Cha mẹ không nên sử dụng một số mẹo vặt trong dân gian để chữa nanh sữa, vì có thể gây đau đớn và gây nhiễm khuẩn nặng hơn cho trẻ vì không đảm bảo vô khuẩn.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…