Mách ba mẹ 5 cách dạy trẻ đẩy lùi “căn bệnh” tự kỷ tại nhà

Bệnh tự kỷ thường gặp ở trẻ em và việc ba mẹ phát hiện cũng như điều trị sớm có thể giúp trẻ trở về cuộc sống bình thường.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh nơi một số trẻ em. Những trẻ em mang chứng tự kỷ biểu hiện khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về truyền thông giao tiếp và các hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại.

Mách ba mẹ 5 cách dạy trẻ đẩy lùi "căn bệnh" tự kỷ tại nhà
Trẻ tự kỷ không biết tỏ lòng thân thiết.

9 biểu hiện của trẻ tự kỷ

– Trước 12 tháng tuổi, trẻ không có phản ứng khi được gọi tên.

– Trước 14 tháng tuổi, trẻ không biết chỉ những thứ mình thích.

– Dưới 18 tháng tuổi, trẻ không biết chơi những trò chơi giả vờ như chơi búp bê, chơi nấu ăn.

– Trẻ không biểu hiện cảm xúc, tránh tiếp xúc ánh mắt với mọi người, thích chơi một mình.

– Không có các ngữ điệu như vẫy tay, tạm biệt, làm xấu, chậm nói, khó nói, hay lặp lại lời nói.

– Không tập trung vào việc gì, không có phản ứng với âm thanh, ánh sáng.

– Thường xuyên ăn vạ.

– Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình …

– Hành vi thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Có một số dấu hiệu như đánh người, cắn, trợn mắt, ngậm miệng không nói.

Mách ba mẹ 5 cách dạy trẻ đẩy lùi "căn bệnh" tự kỷ tại nhà
Cha mẹ nên có phương pháp điều trị chuẩn cho trẻ tự kỷ.

5 phương pháp điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ

Trên thực tế, mỗi một trẻ tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau. Do đó, cha mẹ nên tham khảo và có phương pháp điều trị chuẩn cho trẻ.

Môi trường an toàn

Cha mẹ nên tạo không gian riêng cho con để con có thể thoải mái vui chơi, thư giãn mà không làm phiền ai cũng như không bị ai dọa nạt gây cho trẻ tâm lý sợ hãi.

Gắn chặt tình thương với con

Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ hầu hết là do thiếu tình thương, sự quan tâm hoặc bị chấn động tâm lý mà dẫn tới tự kỷ, thu mình. Do đó, cha mẹ cần đồng hành cùng con, thiết lập lại mối quan hệ tình cảm gia đình.

Hãy bắt đầu từ việc đơn giản như thường xuyên trò chuyện với con để con có thể từ từ cảm nhận được tình cảm cha mẹ với mình. Dùng ánh mắt để nói chuyện, dùng cử chỉ để thể hiện tình thương. Cha mẹ cũng có thể tạo ra các tình huống khác nhau để dạy con ứng xử như biết chào hỏi, lễ phép hoặc với những hành động sai, cha mẹ nên có hình thức phạt, thường xuyên để con hiểu và không lặp lại hành động ấy.

Học và ngôn ngữ của con

Cha mẹ cần phải hiểu ngôn ngữ và những biểu hiện của con cho thấy con tức giận, đói hay vui mừng. Khi hiểu được, cha mẹ sẽ biết con mong muốn gì và từ từ giao tiếp, khuyến khích con nói để con thể hiện những gì mình mong muốn.

Tuyệt đối không tự làm thay con. Ví dụ, con muốn lấy nước trong tủ lạnh, thay vì con chỉ dùng hành động chỉ tay vào tủ lạnh và mẹ sẽ ngay lập tức mang nước cho con, các mẹ hãy khuyến khích con nói và để con tự làm cho quen công việc nhỏ này.

Luôn có hình ảnh

Bậc cha mẹ có thể dạy con những hình ảnh quen thuộc. Nên có bộ sưu tập tranh về các hình ảnh trong nhà như các loại trái cây, các loại bánh kẹo, các loài chim… Dạy trẻ tự kỷ tại nhà cần nhiều thời gian hơn trẻ bình thường, tần suất lặp lại một việc gì đó sẽ nhiều hơn để trẻ ghi nhớ.

Mách ba mẹ 5 cách dạy trẻ đẩy lùi "căn bệnh" tự kỷ tại nhà
Cần phát hiện và can thiệp sớm trẻ tự kỷ (Ảnh minh họa)

Kiên trì, tận tình

Khi có trẻ bị tự kỷ, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con bởi sự nhận thức của trẻ tử kỷ chậm hơn so với trẻ bình thường.

Ngoài ra, cha mẹ cần học thêm các kỹ năng về giao tiếp và dạy trẻ tự kỷ tại các trung tâm uy tín để có thể dạy con tốt hơn. Việc dạy trẻ tự kỷ cần phải có kiến thức, sự hiểu biết chứ không dạy chung chung như trẻ bình thường.

Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, khiến cha mẹ và cả trẻ em cảm thấy bất an, lo lắng. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng của cha mẹ có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.

Nguyễn Quyên (T/h)

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…