Cho con ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ có nguy cơ dậy thì sớm và dễ bị ung thư

Dậy thì sớm gây rất nhiều hệ lụy về cả thể chất lẫn tinh thần, và nguyên nhân của việc này phần nhiều nằm ở chế độ ăn uống mà bố mẹ đang dành cho con.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Độ tuổi dậy thì ngày càng bị đẩy sớm lên, có những đứa trẻ, nhất là trẻ em gái chưa đầy 8 tuổi, thậm chí có trường hợp mới 5 tháng tuổi đã xuất hiện kinh nguyệt, 1 tuổi mọc lông vùng kín…

Sự thay đổi khi chưa sẵn sàng này dễ khiến bé bị khủng hoảng tâm lý, cảm thấy mình khác biệt với các bạn, trở nên ngại ngùng, khép kín. Và khi thể chất phát triển quá sớm so với nhận thức và tâm lý, bé cũng dễ trở thành đối tượng bị để ý, trêu ghẹo, thậm chí lạm dụng. Không chỉ thế, bé cao sớm thì cũng chững sớm, trở nên thấp bé khi trưởng thành, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như bệnh tim, tiểu đường, ung thư, trầm cảm, khả năng sinh nở cũng bị ảnh hưởng…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm có nhiều, như do bệnh lý; do tiếp xúc sớm với tranh ảnh, nội dung thông tin dành cho người lớn; do môi trường sống; và đặc biệt là do tiếp nhận chế độ dinh dưỡng không đúng.

Nhắc đến đây, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến đậu nành và các món ăn thức uống chế biến từ nó như đậu phụ (đậu hũ), sữa đậu nành… loại thực phẩm lâu nay luôn nằm trong sự ngờ vực về ảnh hưởng đến các đặc điểm giới và hoạt động tình dục. Nhưng thực tế các chuyên gia đã khẳng định đúng trong đậu nành có chứa các chất nội tiết tố thực vật (phytoestrogen) như daidzein, genistein thuộc nhóm isoflavon, về nguyên tắc có thể kích thích dậy thì sớm nhưng chỉ khi tiếp nhận với số lượng rất nhiều; trong khi đó, phytoestrogen trong đậu nành chỉ chiếm 2-5%, đậu phụ hay các món ăn thức uống khác từ đậu nành cũng đều nằm trong mức an toàn, khó có thể gây dậy thì sớm hay “nữ hóa” nam giới như sự lo ngại phổ biến.

Thay vào đó, các chuyên gia yêu cầu cẩn trọng với những món rõ ràng nguy cơ nhưng chúng ta lại không hay biết để đề phòng như:

Cổ, cánh gia cầm – đây tuy là những bộ phận được yêu thích trong đĩa thịt gà thịt vịt, trẻ nhỏ dễ cầm ăn, nhưng lại là những bộ phận tích tụ nhiều chất tăng trưởng, tăng trọng, kháng sinh… Bạn không thể biết chắc con gà, con vịt mình mua về có thật sự sạch, không bị tiêm các thành phần không tốt hay không nên đừng liều lĩnh.

Trẻ con rất thích cánh gà rán, nhưng món này không hề tốt tí nào mẹ nhé!
Trẻ con rất thích cánh gà rán, nhưng món này không hề tốt tí nào mẹ nhé!

Nội tạng động vật cũng là loại thực phẩm chứa nhiều hormone, dư thừa chất, cho trẻ nhỏ ăn nhiều không những làm tăng nguy cơ dậy thì sớm mà còn dễ sinh bệnh tật do rối loạn cân bằng dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trẻ em không nên ăn quá 30-50gr nội tạng/bữa, và không quá 2-3 bữa/tuần; ngoài ra, cần lưu ý chọn mua những nguyên liệu này ở nhà cung cấp uy tín, khi mua thì quan sát, chọn lữa kỹ để tránh mua phải óc, gan, tim… của động vật bị bệnh.

Các món ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh với lượng chất béo dư thừa, lượng chất oxy hóa cao từ dầu ăn được tái sử dụng nhiều lần, không chỉ thế còn bị một số thay đổi chất do nhiệt độ cao dẫn đến rối loạn nội tiết.

Tất nhiên chất béo vẫn là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết để tạo năng lượng, hình thành các mô thần kinh, giúp hấp thụ vitamin… quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng điều này chỉ đúng khi lượng chất béo hấp thụ chỉ giới hạn mỗi ngày trong khoảng 30-35% tổng lượng calories (với trẻ 1-3 tuổi), 25-35% tổng lượng calories (với trẻ 4-18 tuổi). Ngoài ra, cũng rất cần lưu tâm là nên chủ yếu tiếp nhận chất béo không bão hòa (trong dầu thực vật, cá béo, quả bơ, ô-liu…) chứ không phải chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa.

Các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng “không bổ dọc cũng bổ ngang” mà nhiều bố mẹ ưu ái, cố gắng cho con sử dụng để mong con cứng cáp, khỏe mạnh, cao lớn, thông minh cũng hoàn toàn dễ phản tác dụng, gây rối loạn nội tiết trong cơ thể bé và dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn.

Có những loại thực phẩm gây hại rõ ràng, cũng có những loại bổ dưỡng nhưng chỉ khi dùng đúng cách, đúng lượng, cho đúng đối tượng, vậy nên hãy thức tỉnh và sửa sai đi, bạn nhé!

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…