Cách rèn con ngủ thẳng đêm từ 2 tháng tuổi cực hay

Con ngủ thẳng đêm là niềm ao ước của tất cả các bà mẹ có con nhỏ. Dưới đây là cách giúp mẹ rèn cho con ngủ thẳng đêm từ 2 tháng tuổi để mẹ nhàn con ngoan.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Con ngủ thẳng đêm không chỉ giúp mẹ và cả gia đình nhàn hơn rất nhiều, vì không cần thay phiên thức đêm để trông trẻ, đảm bảo được sức khỏe. Mà điều này còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ ngủ giấc dài xuyên đêm thần kinh sẽ ổn định hơn, khỏe mạnh hơn và có nhiều thời gian thức ban ngày để chúng ta tận dụng dạy cho bé được nhiều thứ. Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm và thường xuyên quấy khóc thì mẹ sẽ rất vất vả mà sức khỏe của con cũng bị ảnh hưởng.

Con ngủ thẳng đêm không chỉ mẹ nhàn mà còn tốt cho sự phát triển của bé
Con ngủ thẳng đêm không chỉ mẹ nhàn mà còn tốt cho sự phát triển của bé

Muốn rèn con ngủ thẳng đêm đừng bế con quá nhiều

Rất nhiều bà mẹ khi sinh con đều cho rằng trẻ sơ sinh phải được ôm ấp, vỗ về liên tục. Chính vì thế mà mẹ dành gần như toàn bộ thời gian của mình để ôm con trong lòng. Cũng có thể vì mẹ quá yêu bé và thích cảm giác bế con. Tuy nhiên, nếu bạn dành quá nhiều thời gian để bé con thì sẽ rất khó để rèn cho trẻ ngủ thẳng giấc. Bởi trẻ được bế quá nhiều sẽ quen với cảm giác nằm trong vòng tay, nên hễ đặt con xuống giường là bé sẽ thấy chơi vơi, bất an và bắt đầu khóc. Chính vì thế dẫn đến tình cảnh con chỉ ngủ khi được bế trên tay. Điều này sẽ gây rất nhiều phiền toái và khó khăn cho gia đình bạn.

Chính vì thế, điều đầu tiên mà bạn nên làm nếu muốn sớm rèn cho con ngủ thẳng đêm là hãy giảm bớt thời gian bế con. Tất nhiên, trẻ sơ sinh vẫn cần được mẹ ôm ấp, vỗ về để gia tăng tình cảm. Nhưng hãy làm điều đó những lúc cho con bú hoặc khi trẻ vừa tỉnh giấc. Còn lại hãy tập cho trẻ thói quen tự nằm chơi trên giường ngay từ thuở lọt lòng.

Kinh nghiệm của nhiều bà mẹ là khi mang con từ bệnh viện trở về, hãy đặt bé nằm trên giường hoặc 1 tấm đệm và mẹ nằm bên cạnh. Khi con bắt đầu khóc, mẹ bế con lên và vỗ về một chút, sau đó lại đặt bé nằm xuống giường.

Nếu con tiếp tục khóc, mẹ dùng tay vỗ vào mông, xoa tay, chân hoặc lưng, bụng bé để cho con biết tôi đang âu yếm bé. Nếu hễ con cứ khóc là bế cho đến lúc nín, thì người lớn đang dạy bé cách dùng tiếng khóc để đạt được những điều mình muốn. Và khi điều gì đã trở thành thói quen ngay từ lúc mới sinh thì vô cùng khó để thay đổi. Hãy tập cho con tự nằm trên giường ngay từ đầu, chắc chắn mẹ sẽ nhàn hơn rất nhiều. Thay vì cứ bế con cả ngày vừa nóng bức, vừa mệt mỏi, mẹ hãy đặt con nằm trên giường và thường xuyên trò chuyện, vỗ về bé.

Theo dõi quy luật ăn, ngủ hàng ngày của bé

Trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian để ngủ, những lúc thức dậy thường là đòi ăn, chơi một lúc rồi sẽ tiếp tục ngủ. Nhưng hầu hết mỗi bé đều có một quy luật ăn, ngủ của riêng mình. Mẹ hãy theo dõi quy luật này của bé, để nắm được đồng hồ sinh học của con, sẽ giúp điều chỉnh để con ngủ thẳng đêm. Trước khi bắt đầu rèn cho con ngủ đêm, mẹ nhớ phải rèn được cho con tự nằm chơi trên giường. Bởi nếu trẻ đòi bế và không chịu nằm thì chắc chắn không thể ngủ thẳng đêm được.

Theo dõi quy luật ăn ngủ của trẻ sẽ giúp mẹ điều chỉnh đồng hồ sinh học cho con dễ dàng hơn
Theo dõi quy luật ăn ngủ của trẻ sẽ giúp mẹ điều chỉnh đồng hồ sinh học cho con dễ dàng hơn

Tiến hành điều chỉnh đồng hồ sinh học của con

Từ 2 tháng tuổi mẹ đã có thể bắt đầu rèn cho con ngủ thẳng đêm rồi nhé. Mẹ cần dựa vào quy luật ăn ngủ của trẻ để bắt đầu rèn luyện. Thông thường, trẻ sau khi bú cữ chiều sẽ ngủ đến khoảng 8 – 9 giờ tối rồi tỉnh dậy, bú cữ tối rồi tiếp tục ngủ và nửa đêm sẽ tỉnh tiếp.

Để rèn cho con ngủ thẳng đêm, sau khi trẻ bú cữ chiều, mẹ để con ngủ và nhớ đánh thức bé dậy lúc 7h tối, đừng để con ngủ đến 8 – 9 giờ. Ban đầu khi bé bị đánh thức lúc đang ngủ ngon thường sẽ cáu và khóc. Mẹ hãy nhẹ nhàng vỗ về, cho con bú sau đó tìm cách chơi với trẻ. Hãy cố gắng giữ cho con thức đến 9 giờ tối, rồi dần dần tăng lên 10 giờ, 11 giờ mới ngủ tiếp.

Vì ngủ muộn hơn nên thay vì thức dậy lúc 2 hoặc 3 giờ sáng thì đến khoảng 4 hoặc 5 giờ sáng bé mới tỉnh dậy để đòi ăn. Khi đó là bạn đã thành công bước đầu rồi đấy. Lúc này mẹ cần kiên trì hơn nữa. Đừng vội cho bé ăn ngay khi vừa thức dậy. Hãy bế con lên, vỗ về bé một chút, rồi lại đặt con xuống giường và trò chuyện cùng con. 15 phút sau mẹ mới cho bé ăn nhé.

Mỗi ngày mẹ kéo dài thêm thời gian thức buổi tối cho con 15 phút và trì hoãn thời gian dậy ăn và buổi sáng của con thêm 15 phút. Chỉ sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng, con sẽ bắt đầu quen với nếp ăn ngủ mới và ngủ thẳng đêm. Lúc này, bé có thể đi ngủ vào khoảng 9 đến 10 giờ tối và thức dậy lúc 6 đến 7 giờ sáng. Điều này quả là rất tuyệt vời với mẹ đúng không nào.

Để bé nhanh phân biệt giấc ngủ ngày và ngủ đêm: hãy cho bé ngủ vào ban ngày tại nơi gia đình vẫn sinh hoạt bình thường và không kéo rèm cửa. Tối đến, bạn đưa con lên phòng ngủ sau khi cho bé bú, bạn có thể hát ru tiếp đo tắt đèn và giữ không gian thật yên tĩnh để con đi vào giấc ngủ. Bằng cách này trẻ sẽ nhanh nhận biết được sự khác biệt giữa ngủ ngày và ngủ đêm.

Những khó khăn mẹ phải vượt qua để rèn cho con ngủ xuyên đêm

Đầu tiên là tâm lý của người lớn: Chúng ta phải dẹp được suy nghĩ là hễ trong nhà có trẻ sơ sinh thì mọi người cứ phải dành hết mọi thời gian, công sức vào với bé, hy sinh mọi thứ cho bé. Cái đó thực sự chỉ có hại cho tất cả mọi người, mà hại nhất là cho bé. Bố mẹ, ông bà thức đêm trông con sẽ mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Con quá phụ thuộc vào bố mẹ, ông bà từ lúc mới sinh thì lớn lên sẽ rất mè nheo, khó bảo. Vậy nên, hãy gạt bỏ gánh nặng tâm lý ban đầu để kiên trì rèn luyện cho con.

Sự kiên trì: Nói thì dễ, nhưng cả nhà (đặc biệt là người mẹ), phải rất quyết tâm và kiên trì. Bạn sẽ phải vất vả trong suốt một thời gian: thiếu ngủ, thiếu thời gian để theo dõi, căn giờ, chịu đựng sự chập chờn, lại còn có thể bị cả nhà “nói ra nói vào” là không biết thương con. Thời gian ban đầu, con có thể khóc nhiều khiến mẹ xót ruột. Nhưng bạn cần kiên trì thực hiện từng bước, rồi thành quả sẽ đến với mẹ.

Theo vnexpress

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…