Bé trai sẽ bị ung thư hoặc vô sinh nếu gặp tình trạng này lúc mới sinh, mẹ nên chữa trước 1 tuổi

Ẩn tinh hoàn là bất thường bẩm sinh của hệ sinh dục phổ biến ở trẻ trai, nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể mất chức năng của tinh hoàn, thậm chí gây ung thư tinh hoàn về sau. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về bệnh để có thể phát hiện và đưa trẻ đi khám sớm.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Túi trống rỗng

Ngày 18 tháng 2 năm 2016, chúng tôi có tiếp nhận cháu bé Đỗ Nguyễn Phước Chung, 14 tháng, cháu trai đầu của gia đình anh chị Đỗ Nguyễn Phước Lâm, 28 tuổi (Hà Đông, Hà Nội). Cháu Phước Chung hoàn toàn khỏe mạnh, không sốt cũng không bỏ ăn. Điều làm anh chị Phước Lâm lo lắng đó là cháu không có tinh hoàn.

Mặc dù đã sinh ra và lớn được hơn 1 tuổi (14 tháng), bộ phận sinh dục ngoài (chú chim non) vẫn có, biù cũng vẫn có, thể chất vẫn lớn đều lên nhưng tuyệt nhiên một thứ không có đó là tinh hoàn. Không thể tìm ra tinh hoàn của cháu. Anh chị lo sợ, không rõ cháu không có tinh hoàn thật, cháu bị dị dạng bộ phận sinh dục, dị dạng giới tính hay tinh hoàn ở đâu.

Qua thăm khám, chúng tôi nhận thấy, một bên phải cháu vẫn có tinh hoàn, nhưng nhỏ xíu và anh chị đã không để ý thấy. Nhưng bên trái còn lại hoàn toàn không có tinh hoàn. Chúng tôi trấn an anh chị cần bình tĩnh. Đây không phải là một dị dạng giới tính, dị dạng sinh dục hay bẩm sinh gì cả. Lần đi ngược lên trên phía bên trái, chúng tôi nhận được 1 “nhân xinh” nằm ngay cửa ngõ vào bìu của cháu.

Trường hợp của cháu Phước Chung là trường hợp điển hình của tinh hoàn ẩn. Cháu được chỉ định nhập viện và tiến hành phẫu thuật.

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn là trình trạng cháu bé trai được sinh ra hoàn toàn đầy đủ bình thường, có 2 tinh hoàn nhưng chúng không đi vào trong bìu 1 hoặc cả 2 tinh hoàn. Chúng lẩn khuất ở đâu đó trên đường di chuyển xuống bìu và do đó chúng được gọi là tinh hoàn ẩn.

Tinh hoản ẩn là vẫn có tinh hoàn. Chỉ có điều chúng không nằm trong bìu đúng với vị trí bình thường của nó. Chúng có thể nằm trong nếp gấp bẹn, có thể nằm trong ổ bụng hoặc có thể nằm ngay cửa ngõ vào bìu.

Tinh hoàn ẩn có hay gặp không? Bình thường, tỷ lệ bé trai sinh ra có tinh hoàn ẩn chiếm tỷ lệ không lớn. Chỉ khoảng 3% bé trai đủ tháng gặp phải tình trạng tinh hoàn ẩn. Tỷ lệ này tăng lên cực kỳ lớn nến đứa trẻ sinh non. Người ta thấy tỷ lệ bé trai sinh non gặp phải tinh hoàn ẩn là 30%. Trong số các bé trai bị tinh hoàn ẩn, có khoảng 5% không thể tìm thấy tinh hoàn đâu.

Tinh hoàn ẩn có tai hại gì không? Trong giai đoạn phát triển thiếu niên, tinh hoàn ẩn không ảnh hưởng gì đến sự phát triển thể lực cũng như đời sống của các cháu. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành nó thực sự gây rắc rối, chàng trai bị tinh hoàn ẩn có thể mắc vào 1 trong 2 biến cố đặc biệt nghiêm trọng: ung thư tinh hoàn hoặc vô sinh nam.

Việc cần thiết là phải điều trị càng sớm càng tốt.

Khi nào điều trị?

Tinh hoàn ẩn phát hiện được ngay từ khi đứa bé sinh ra. Lúc đó bìu 1 bên xệ xuống và có nhân bên trong nhưng 1 bên không xệ xuống và hoàn toàn lép kẹp.

Nhưng không phải ngay khi đó, chúng ta tức tốc tiến hành điều trị ngay. Bởi 2 lý do: cháu bé còn quá nhỏ để có thể chịu đựng được sự can thiệp điều trị. Thêm vào đó, tinh hoàn ẩn có thể tự hiện ra trong 1 vài tháng sau đó. Do đó, người ta thường không điều trị ở giai đoạn sau sinh.

Thời điểm điều trị lý tưởng nhất đó là khi cháu bé được 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm cháu có đủ khả năng chịu đựng can thiệp phẫu thuật, đủ khả năng chuyển hóa thuốc, cũng đủ thời gian thử thách cho tinh hoàn tự tìm đường hiện ra. Nếu sau 6 tháng mà tinh hoàn vẫn lì lợm biến mất, việc can thiệp y tế là rất nên làm.

Tuyệt đối không nên để muộn. Tại sao vậy? Vì khi đó, tinh hoàn bị hư hỏng và việc giải phóng ra không có tác dụng gì. Muộn nhất là 1 tuổi cháu phải được điều trị.

Điều trị như nào? Có 2 biện pháp chính: điều trị bằng thuốc (không hiệu quả ấn tượng) và mổ giải phóng tinh hoàn. Mổ giải phóng tinh hoàn là biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Nhìn chung là thành công gần 100%. Chỉ một số trường hợp rất rất nhỏ mổ không được thành công tối đa do dị dạng mạch máu. Song điều đó cũng có thể giải quyết được trong các lần phẫu thuật sau.

Theo webtretho

Xem video đã đẹp lại còn hát hay nữa

Related Posts

Bà bầu NGHÉN càng NẶNG, con sinh ra càng khỏe mạnh thông minh – sự thật là gì?

Chúc mừng các bà bầu bị nghén nặng nha. Vì con sinh ra sẽ thông minh, khả năng ngôn ngữ tốt lại khỏe mạnh.Thank you for reading…

10 điều mọi ông chồng phải biết để không làm tổn thương vợ bầu

Có những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu nhưng các ông chồng vẫn cần phải biết để không vô tình làm…

Để sinh được con cho chồng, 9 tháng bầu bì em phải vật lộn khổ sở vậy đây, chồng ơi thương vợ!

Chúc mừng các mẹ đã thấy vạch hồng thứ hai căng đét trên que nhé!Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe! Nhiều người vẫn…

Tẩm bổ 10 món này thường xuyên trong thai kỳ, chất xám con sẽ cải thiện bất chấp di truyền

ĂN NHIỀU CÁC MÓN DƯỚI ĐÂY MẸ SẼ KHÔNG PHẢI LO CHUYỆN HỌC HÀNH CỦA CON SAU NÀY NỮA NHÉ! ĐƠN GIẢN, BÉ THÔNG MINH RỒI HỌC…

9 lợi ích sức khỏe cực kỳ tuyệt diệu của CHANH DÂY đối với bà bầu, bố mua cho mẹ ăn ngay nào!

Bạn đang mang bầu và muốn thai nhi phát triển tốt nhất? Bạn muốn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ thai nhi? Hãy…

Những loại RAU CỦ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ, các mẹ đọc kỹ để bảo vệ con!

Nhiều bà bầu mang thai lần đầu thực sự hoang mang trước quá nhiều thông tin về lợi ích và tác hại của một số loại rau…