Khi bạn có những dấu hiệu mang thai sớm như: trễ kinh, căng tức ngực, buồn nôn, thèm ăn, mệt mỏi,… thì bạn nên đi kiểm tra nhé
1. Dấu hiệu trễ kinh là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất:
Khi trễ kinh trên 10 ngày ở một phụ nữ kinh nguyệt đều và đang có sinh hoạt tình dục phải nghĩ ngay đó có thể là một trong những dấu hiệu mang thai.
2. Ra máu
Đây có thể được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Nhưng cũng lại là dấu hiệu dễ bị “ngó lơ” nhất. Nguyên nhân là do nhiều người nhầm tưởng kỳ kinh của mình đột nhiên tới sớm. Sau khi trứng được thụ tinh từ 6-12 ngày, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bung ra gây chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% phụ nữ gặp phải trường hợp này. Ra máu sau khi thụ tinh thường chỉ là một vài vệt nhỏ, màu nhạt hơn bình thường hoặc nâm đậm và chỉ xuất hiện trong 1- 2 ngày.
Nếu bạn để ý kỹ, ngoài máu, cơ thể bạn cũng tạo ra một ít dịch màu trắng đục, do các tế bào trong âm đạo đang phát triển, trở nên dày hơn để làm “tổ” cho trứng.
3. Căng tức ngực, nhạy cảm vùng ngực
Tăng kích thước, nhạy cảm hơn tại vòng một là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ mang bầu. Sau khi thụ thai 1-2 tuần, người phụ nữ bắt đầu xuất hiện hiện tượng này, họ sẽ cảm thấy tưng tức và nhạy cảm hơn mỗi khi chạm vào.Biểu hiện này cũng có thể xảy ra khi bạn chuẩn bị đến ngày.
4. Mệt mỏi
Ở những tuần đầu tiên sau khi bạn thụ thai, cơ thể bạn gần như bị vắt kiệt do phải làm việc liên tục không nghỉ để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tim cũng đập nhanh hơn giúp tăng cường oxy cho buồng trứng. Hơn nữa, việc thân nhiệt tăng cao cũng làm bạn mất thêm nhiều năng lượng.
5. Khó thở
Trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức ngực và hơi có cảm giác khó thở. Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone và việc phải cung cấp thêm oxy cho bào thai đang phát triển trong bụng mẹ.
6. Thường xuyên đi tiểu
Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, hormone thai kỳ, lưu lượng máu và sự chèn ép của tử cung lên bàng quang làm bạn phải đi tiểu nhiều lần.
7. Buồn nôn
Ốm nghén là cơn ác mộng của nhiều phụ nữ, có thể xuất hiện khá sớm ở tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Thậm chí, có người phải chịu đựng nó suốt 9 tháng mang thai. Không nhất thiết là buổi sáng, bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi bạn chưa kịp ăn gì.
8. Tâm trạng thay đổi
“Sáng nắng chiều mưa” là một trong những đặc điểm nhận dạng của con gái. Tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm ở phụ nữ. Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể còn khiến tâm lý của bạn dễ thất thường hơn gấp ngàn lần nữa. Đang tủi thân, mệt mỏi, trong chớp mắt bạn đã có thể nổi giận, cảm thấy bức bối khó chịu trong người.
9. Dấu hiệu thèm ăn ở thời kỳ mang thai
Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.
10. Tăng cân
Dạo gần đây bạn cảm thấy rất khó khăn mới mặc vừa cái quần mới mua tháng trước? Hoặc đột nhiên cảm thấy cơ thể mình trở nên nặng nề hơn rất nhiều? Nếu đột nhiên bạn trở nên thèm ăn hơn bình thường và có dấu hiệu tăng vọt về cân nặng, rất có thể bạn đang có thai rồi đấy!
11. Triệu chứng đau lưng khi có thai
Nếu bạn cảm thấy phần thắt lưng xuất hiện cơn đau nhức hoặc mỏi dọc sống lưng thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang giãn ra.
12. Dễ ngất xỉu
Đừng nghỉ đây chỉ là dấu hiệu “hư cấu” trong những bộ phim truyền hình. Khi mang thai, nhịp tim, tốc độ bơm máu và lượng máu lưu chuyển trong cơ thể bạn tăng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hệ thống tim mạch đôi khi “trật nhịp” do không điều chỉnh kịp thời là nguyên nhân khiến bạn dễ chóng mặt, váng đầu. Một nguyên nhân nữa là do huyết áp trong những ngày đầu thai kỳ giảm hẳn so với bình thường.
Như vậy khi bạn thấy mình có những dấu hiệu mang thai sớm như trên thì hãy nên mua que thử về thử hoặc đến các cơ sở y tế để thăm khám để có những cách chăm sóc tốt nhất cho cả bạn và thai nhi nhé!
Theo Webtretho